Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình 135, các địa phương đã đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp đầu tư các hạng mục công trình cho cơ sở. Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020, việc giao chủ đầu tư cho cơ sở đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực quản lý dự án cho chính quyền sở tại.

Tại Bắc Kạn, giai đoạn 2016 - 2020 có 60 xã và 153 thôn đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135 theo Quyết định 900/QĐ-TTg.

Nhờ đó, giai đoạn 2016 - 2019, tổng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho Tiểu dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trên 442 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, UBND tỉnh tiếp tục phân bổ đầu tư xây dựng 758 công trình cơ sở hạ tầng, trong đó: Có 412 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; 156 công trình cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ; 6 công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; 105 công trình trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; 2 công trình y tế; 46 công trình trường, lớp học. Cùng với đó tỉnh cũng thực hiện duy tu bảo dưỡng 642 công trình hạ tầng cơ sở.

{keywords}
Cùng với các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn cả nước, tại Lạng Sơn,nhiều công trình cơ sở hạ tầng phân cấp cho cơ sở làm chủ đầu tư đã phát huy hiệu quả. 

Kết quả, đến nay, 95% số xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; 90% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 100% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; … Đến hết năm 2019, tỉnh Bắc Kạn có 02 xã và 36 thôn được công nhận đã hoàn thành mục tiêu của Chương trình 135.

Còn tại tỉnh Lạng Sơn, theo thống kê, nếu giai đoạn 2016 - 2017, toàn tỉnh có 15 xã đặc biệt khó khăn và 50 xã vùng II (có thôn đặc biệt khó khăn) được giao làm chủ đầu tư công trình 135, thì giai đoạn 2018 - 2020, đã có 45 xã đặc biệt khó khăn  và 100% số xã vùng 2 (có thôn đặc biệt khó khăn) được giao làm chủ đầu tư công trình 135.

Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 35,45% (năm 2016) xuống còn 25,54%; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 - 2 lần so với đầu giai đoạn.

Quốc Tiến
Ảnh: Trần Hảo