Theo ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc NSSC, dịch COVID-19 đặt nền kinh tế nước ta, trong đó có hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, trước nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hơn bao giờ hết cần sự quyết tâm, đồng lòng và tập trung mọi nguồn lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Giữa đại dịch, nhu cầu cấp thiết về đổi mới sáng tạo, liên kết hợp tác và ứng dụng KHCN không chỉ là phương thức, công cụ phát triển mới mà trên hết là một tư duy mới, triết lý mới cho sự phát triển.

{keywords}
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ trở thành mô hình tiên phong trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Việt Nam.

Ông Phạm Dũng Nam nhấn mạnh 3 từ khóa quan trọng.

Một là “đổi mới sáng tạo”, đó là tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, cải tiến sản phẩm, dịch vụ đã có, cải tiến quy trình, dây chuyền sản xuất kinh doanh, cải tiến về mặt con người và hơn nữa là đổi mới về mặt tư duy, đổi mới mô hình kinh doanh. Chỉ có đổi mới sáng tạo mới tạo ra giá trị mới, cách làm mới, hiệu quả mới, tiếp cận nhanh với tốc độ phát triển của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.

Hai là "mở" trong thiết kế mô hình vận hành, sản xuất kinh doanh, “mở” trong liên kết hợp tác, đồng thời “mở” trong tư duy, cách tiếp cận vấn đề. Những mô hình đóng kín, tự lực cánh sinh trong bối cảnh này liệu còn phù hợp hay không? Tận dụng tài nguyên và nguồn lực có sẵn để cùng phát triển là hướng chúng ta “mở” trong thời gian tới.

Và thứ 3 là “liên kết hợp tác”.

“Chỉ khi liên kết với nhau, hình thành các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết, tạo giá trị cho nhau thì chúng ta mới phát triển được. Đó là lý do chúng tôi mong muốn cùng xây dựng và phát triển một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là thúc đẩy tính đổi mới sáng tạo, tính mở và tính liên kết”, ông Phạm Dũng Nam nhấn mạnh.

Văn Điệp