- TS. Nguyễn Duy Lân, đồng sáng lập công ty Veramine, Seattle, Mỹ từng có 9 năm việc tại Microsoft cho rằng, con người là nhân tố quan trọng. Trong tương lai, con người tạo nên sản phẩm dịch vụ trong ngành công nghệ hay bất kỳ trong ngành nào.

Bên lề chuỗi các sự kiện nằm trong chương trình “Kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo” với chuyến thăm và làm việc Việt Nam của 100 nhà khoa học tri thức trẻ Việt Nam tài năng đang sinh sống làm việc ở ngoài, chương trình Góc nhìn thẳng của VietNamNet có cuộc trò chuyện TS. Nguyễn Duy Lân, đồng sáng lập công ty Veramine, Seattle, Mỹ.

TS. Nguyễn Duy Lân từng có 9 năm làm việc tại Microsoft và sở hữu 9 bằng sáng chế về công nghệ bảo mật.

XEM VIDEO TALKSHOW TẠI LINK SAU: 

TS bảo mật Nguyễn Duy Lân: "Việt Nam sẽ là quốc gia khởi nghiệp"

TS bảo mật Nguyễn Duy Lân: "Việt Nam sẽ là quốc gia khởi nghiệp"

TS. Nguyễn Duy Lân, từng có 9 năm làm việc tại Microsoft và sở hữu 9 bằng sáng chế về công nghệ bảo mật. Anh kỳ vọng Việt Nam sẽ là quốc gia khởi nghiệp như cách mà người Do Thái đã làm được.

Nhà báo Phạm Huyền: Trở về Việt Nam và tham gia Mạng lưới kết nối đổi mới sáng tạo lần này, có điều gì khiến anh ấn tượng nhất?

TS. Nguyễn Duy Lân: Ấn tượng nhất có lẽ là một sự đón nhận, thay đổi chưa từng có của Chính phủ khi mời rất nhiều chuyên gia trên thế giới về tham dự cuộc gặp mặt và trao đổi này.

Những người tôi tiếp xúc, trò chuyện rất giỏi và xuất sắc. Tôi hy vọng đây sẽ là bước ngoặc quan trọng đưa Việt Nam phát triển lên tầm cao mới hơn rất nhiều.

Nhà báo Phạm Huyền: Mục tiêu của chương trình là thu hút nhân tài khắp nơi trên thế giới có thể trở về Việt Nam cống hiến. Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy nghịch lý là rất nhiều tài năng của Việt Nam đi du học ở nước ngoài và sau đó ở lại nước ngoài làm việc, như anh chẳng hạn. Anh có thể lý giải về nghịch lý này?

TS. Nguyễn Duy Lân: Học không chỉ là ở trường đại học mà con đường học là liên tục và học nữa học mãi. Chúng tôi luôn muốn tìm một môi trường không chỉ để học mà còn để cống hiến được trong khả năng của mình. Ở những nước phát triển, môi trường để chúng tôi học tập và cống hiến rất tốt và tôi muốn dành thời gian học tập đầu tiên đó để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Sau khi nghỉ ở Microsoft và thành lập công ty riêng, tôi cũng dành rất nhiều thời gian ở Việt Nam để tìm hiểu, sống cùng gia đình, bạn bè.

Nhà báo Phạm HuyềnAnh có thể chia sẻ một chút về cơ duyện đưa anh đến với Microsoft và gắn bó 9 năm?

TS. Nguyễn Duy Lân: Câu chuyện cũng đơn giản. Tôi nộp hồ sơ cá nhân lên trang tuyển dụng Microsoft. Sau khi phỏng vấn xong tôi nhận được lời mời làm việc.

Nhà báo Phạm Huyền: Có 9 năm làm việc tại Microsoft, anh phát hiện ra điều cốt lõi nào sẽ làm nên thành công của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, từ đó có thể cho chúng ta hy vọng về việc xây dựng cuộc CMCN 4.0 thành công?

TS. Nguyễn Duy Lân: Chắc là có nhiều yếu tố. Thứ nhất công ty khởi đầu phải có người sáng lập ra và họ là những người có khả năng xuất sắc trong việc hiểu được công nghệ  để tạo ra sản phẩm và nhu cầu thị trường mà họ theo đuổi trong 5 đến 10 năm tới như thế nào.

Sau những bước đầu tiên đó, họ có những chiến lược hợp lý để làm cho công ty lớn mạnh, có những quyết định đầu tư hợp lý trong việc phát triển công ty, sau đó phải hiểu những vấn đề có thể xảy ra với công ty mình.

Ví dụ có thời kỳ công ty Blackberry nổi tiếng hàng đầu trên thế giới về công nghệ smatphone nhưng không ai nghĩ sau đó Apple đã vượt lên và xóa sổ Blackberry khỏi thị trường.

Nhà báo Phạm Huyền: Tôi cũng được nghe rất nhiều những chia sẻ của các doanh nghiệp cho rằng môi trường kinh doanh, thành lập doanh nghiệp Việt Nam thậm chí còn khó khăn hơn cả Singapore và ở Mỹ. Từ góc nhìn cá nhân, anh có thể chia sẻ sự khác nhau giữa môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam và nước ngoài để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo hoạt động thành công?

TS. Nguyễn Duy Lân: Tôi nghĩ cơ hội  ở Việt Nam rất lớn. Một công ty Việt Nam khởi nghiệp có thể thành công dễ dàng hơn so với một công ty khởi nghiệp ở Mỹ bây giờ. Thị trường Việt Nam trong giai đoạn khởi đầu vần còn có nhiều công việc phải làm.

Bên cạnh đó thị trường cũng phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế. Những công ty khởi nghiệp ở Việt Nam không chỉ nghĩ rằng nó có thể thành công ở Việt Nam mà lan tỏa ra thị trường lớn hơn và cả thế giới.

Nhà báo Phạm Huyền: Rõ ràng để nền kinh tế Việt Nam phát triển thịnh vượng cần thu hút các nhân tài. Theo anh Chính phủ Việt Nam nên làm gì để thu hút nhân tài trong lĩnh vực Khoa học công nghệ, từ đó góp phần xây dựng CMCN 4.0 thành công?

TS. Nguyễn Duy Lân: Tôi nghĩ nếu Chính phủ giải quyết vấn đề này thì Việt Nam nhanh chóng thành một cường quốc trên thế giới. Bởi con người là nhân tố quan trọng, nhất là trong tương lai ngành công nghệ, con người tạo nên sản phẩm dịch vụ trong ngành công nghệ hay bất kỳ trong ngành nào.

Nếu có nguồn nhân lục tốt sẽ tạo ra sản phẩm tốt và những dịch vụ tốt hơn.

 

{keywords}
TS. Nguyễn Duy Lân, đồng sáng lập công ty Veramine, Seattle, Mỹ từng có 9 năm việc tại Microsoft.

Nhà báo Phạm Huyền: Cá nhân anh chẳng hạn, nếu anh trở về Việt Nam thì anh cần điều kiện nào để phát triển năng lực và công ty mình?

TS. Nguyễn Duy Lân: Thực sự tôi đang trở về Việt Nam và dành hơn một nửa thời gian ở Việt Nam. Tôi có công ty riêng và có sản phầm dịch vụ đào tạo đem lại giá trị quan trọng cho Việt Nam.

Trên thế giới cũng còn rất nhiều nhân tài Việt Nam. Họ công tác trong trường đại học hoặc các công ty, tập đoàn lớn. Để thu hút họ có lẽ là vấn đề không đơn giản. Họ có thể về theo cách như tôi như thành lập công ty riêng và đem những sản phẩm dịch vụ mang về Việt Nam, Đông nam Á, Châu Á.

Thứ hai là đầu tư mũi nhọn. Những người quyết định và ra quyết sách trong vấn đề này phải có sự tham khảo và cân nhắc cẩn thận để chọn những mũi nhọn nhất định và đầu tư vào những mũi nhọn đó. Sự đầu tư này sẽ cho phép chúng ta mời những người xuất sắc, thậm chí không phải người Việt Nam mà chuyên gia hàng đầu thế giới giúp đỡ, tạo đà phát triển những ngành mũi nhọn đó.

Có sự tương tự giữa Việt Nam bây giờ và các công ty khởi nghiệp. Làm sao để từ một công ty nhỏ có thể phát triển thành một tập đoàn hay cường quốc lớn.

Nhà báo Phạm Huyền: Trở lại câu chuyện của anh, đối với anh sở hữu 9 bằng sáng chế bảo mật và hoat động về kiểm soát dữ liệu. Trong khi đó tại Việt Nam thì dường như câu chuyện yếu kém nhất là về bàn quyền, sở hữu trí tuệ hay bảo mật. Cá nhân anh có thể đóng góp thế nào để Việt Nam thay đổi điều đó?

TS. Nguyễn Duy Lân: Có những cái tôi có thể đóng góp được nhưng có những cái tôi không nghĩ mình có thể đóng góp được.

Tôi có thể bổ sung thêm một trong những trở ngại cho những người Việt hay người nước ngoài có thể đóng góp và đầu tư ở Việt Nam là sở hữu trí tuệ. Tôi không rõ ở Việt Nam có nền tảng pháp lý thật là tốt, bảo vệ sở hữu trí tuệ của tập đoàn và công ty nước ngoài, đó là một vấn đề mà nếu Chính phủ có thể giải quyết được cũng chính là tăng thêm sức hút của nước ngoài vào Việt Nam. 

Còn về vấn đề về an ninh bảo mật, trong nhiều năm liền, Việt Nam là một trong những nước bị tấn công mạng nhiều nhất vì nhiễm mã độc nhiều nhất. Vấn đề an ninh mạng là vấn đề lớn không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vấn đề này càng ngày tệ hơn, tổn thất của nó càng ngày càng lớn hơn với tốc độ mạnh.

Chúng tôi muốn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ giúp giải quyết vấn đề này không chỉ cho Việt Nam mà trên thế giới nữa. Về Việt Nam chúng tôi cũng muốn hợp tác với các công ty ở Việt Nam để cùng hợp tác, đưa những sản phẩm dịch vụ tốt nhất để bảo mật cho những cơ quan, công ty ở Việt Nam

Nhà báo Phạm Huyền: Rõ ràng với tình trạng vi phạm bản quyền phổ biến ở Việt Nam, chẳng hạn người ta sử dụng phần mềm miễn phí, phần mềm lậu, những cái đó có phải là cái rủi ro cho anh phát triển ngành nghề bảo mật an ninh mạng tại Việt Nam?

TS. Nguyễn Duy Lân: Đó cũng là rủi ro, nếu Chính phủ giúp giải quyết vấn đề đó thì sẽ giảm rủi ro cho những công ty, tập đoàn muốn đầu tư ở Việt Nam mà bản thân họ đã phải chịu nhiều rủi ro khác rồi. Nhưng rủi ro là cuộc chơi thôi.

Nhà báo Phạm Huyền: Anh có thể nói rõ về công ty Veramine của anh đang có kế hoạch, dự định ấp ủ gì ở Việt Nam?

TS. Nguyễn Duy Lân: Ở Việt Nam tôi được gần gia đình, quê hương. Tôi cũng dành thời gian làm việc về kỹ thuật, phát triển sản phẩm, cái đó tôi ngồi đâu làm cũng được nên tôi lựa chọn sống ở Việt Nam.

Tôi cũng làm việc với các đối tác, khách hàng Việt Nam để có thể đưa sản phẩm của mình đến nhiều nơi để góp phần bảo vệ không gian mạng.

Nhà báo Phạm Huyền: Trở lại câu chuyện lớn hơn là câu chuyện về cuộc CMCN 4.0. Đối với cá nhân anh thì Chính phủ Việt Nam nên bắt đầu từ khâu nào?

TS. Nguyễn Duy Lân: Chắc phải từ phát triển đồng bộ, không thể phát triển từng mảng nhỏ một mà phải đồng bộ cả phát triển giáo dục, nhân tài, phát triển nền tảng pháp lý và  những đầu tư hợp lý để có thể thu hút lượng chất xám cần thiết giúp phát triển công nghệ 4.0 ở VN. Đấy là bài toán lớn cần hành động chính xác, thiết thực, nhiều hành động một lúc chứ không phải từng bước một.

Nhà báo Phạm Huyền: Để thành công chương trình này thì anh kỳ vọng ở Việt Nam, nút thắt nào lớn nhất cần phải gỡ bỏ ngay?

TS. Nguyễn Duy Lân: Cần nhiều đồng bộ, thủ tục hành chính rườm rà tất nhiên không ai muốn. Ai cũng muốn doanh nghiệp mình đang chạy trên con đường cao tốc  chứ không mong muốn gặp rào cản gây tai nạn đáng tiếc.

Tôi nghĩ, trao nhiều công việc cho tư nhân thì họ sẽ có những quyết định đầu tư đúng đắn mặc dù có rủi ro, nhưng quyết định đầu tư đó sẽ cho phép họ thu hút những nhân tài khắp nơi trên thế giới về. 

Hôm qua tôi có ngồi nói chuyện với những Tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, CMC, thì họ cũng nói sẵn sàng đầu tư, sẵn sàng trả tiền nhiều hơn và có những chế độ ưu đãi tốt đẹp hơn cho mọi người về Việt Nam làm việc, sống và cống hiến trên quê hương cũng là điều rất tốt đẹp. Nhiều người đã trao đổi ý kiến đó nhưng anh Ngô Bảo Châu và nhiều người khác, có nói sau khi về Việt Nam họ càng cảm thấy hạnh phúc hơn.

Nhà báo Phạm Huyền: Để Việt Nam thành công trong cuộc CMCN 4.0 và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, đối với cá nhân anh thì chúng ta có thể học theo hình mẫu nào?

TS. Nguyễn Duy Lân: Kỳ vọng, mong muốn, ước muốn lớn của tôi là Việt Nam sẽ thành quốc gia phát triển lớn mạnh, có thể theo hình mẫu Do Thái, Isarel. Isarel là nước mà theo tôi biết là không có nhiều nguồn tài nguyên phong phú.

Nguồn tài nguyên lớn nhất giúp họ phát triển thành cường quốc là chất xám. Tôi mong muốn Việt Nam cũng có nguồn tài nguyên chất xám to lớn đó cùng với nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú có thể phát triển thành cường quốc trên thế giới.

Cảm ơn anh đã có những chi sẻ với VietNamNet!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Xuân Quý, Bạt Tuấn, Huy Phúc

Email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Nhân tài Việt hứng khởi trước quyết tâm làm CMCN 4.0 ở VN

Nhân tài Việt hứng khởi trước quyết tâm làm CMCN 4.0 ở VN

Tinh thần quyết liệt của Chính phủ trong xây dựng cách mạng công nghiệp 4.0 đã khiến các nhà khoa học trẻ người Việt ở nước ngoài cảm thấy choáng ngợp và hứng khởi.

'Để thực hiện giấc mơ 4.0, quan trọng nhất là con người và giáo dục'

'Để thực hiện giấc mơ 4.0, quan trọng nhất là con người và giáo dục'

"Với tiềm lực con người, Việt Nam có thể bắt kịp các cường quốc trên thế giới về phát triển công nghệ 4.0, tuy nhiên chúng ta cần phải làm quyết liệt và có sự đầu tư chính sách hợp lý"  

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

“Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0."

100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm

100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm

Cái gì Việt Nam chưa có thì mỗi người một chân một tay, cùng về đây làm. CMCN 4.0 sẽ là cuộc chơi lớn, phải làm thật sâu và có tầm ảnh hưởng.