- Nói thêm về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, GS Jason Furman bày tỏ lo ngại về hệ lụy chiến tranh tiền tệ. Sẽ không ai thắng trong cuộc chiến này.

Phần I: 

Như đã nêu ở phần 1 chương trình Góc nhìn thẳng, nhân dịp GS. Jason Furman - Đại học Harvard, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của  cựu Tổng thống Obama đến làm việc tại Việt Nam và tham gia hội nghị CEO SUMMIT 2018, ngày 25/7/2018.

Bên lề hội nghị, chương trình Góc nhìn thẳng đã có cuộc phỏng vấn GS. Jason Furman về các vấn đề thời sự nóng của nền kinh tế.

Tại phần đầu của cuộc trò chuyện, GS Jason đã bày tỏ niềm tin lạc quan vào quyết tâm của Việt Nam có thể trở thành đầu tàu kinh tế trí tuệ nhân tạo ở ASEAN. Và phần II, ông chia sẻ thêm về góc nhìn đầy lo ngại về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang bùng nổ.

XEM VIDEO TALKSHOW TẠI LINK SAU:

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Các bên đều sẽ thua

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Các bên đều sẽ thua

Bàn về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, GS. Jason Furman cho hay, rất nhiều người nói về việc bên sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, câu trả lời là "không ai cả". 

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Một chủ đề thứ hai tôi muốn chia sẻ cùng ông, là về cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Chính phủ Trump bây giờ áp đặt thuế nhập khẩu trị giá 36 tỷ USD. Ý nghĩa đằng sau điều này là gì ở Mĩ?

GS. Jason Furman: Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ phải đặt ra một mối quan tâm chính đáng về Trung Quốc  trong vai trò thương mại toàn cầu, nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng lo ngại về sự thâm hụt thương mại của mình với Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại là do Hoa Kỳ chi tiêu quá nhiều hơn là vì Trung Quốc chi tiêu quá nhiều.

Cuộc tranh luận này đang leo thang và ngay bây giờ có vẻ như nó sẽ tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn và điều quan trọng là phải hiểu rằng cuộc chiến tranh thương mại của Hoa Kỳ không chỉ dành cho Trung Quốc mà còn với Nhật Bản, Canada, Châu Âu và mọi quốc gia trên thế giới.

Và tôi nghĩ rằng nó có nguy cơ leo thang và trở nên tồi tệ hơn.

{keywords}
GS. Jason Furman - Đại học Harvard, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Obama. Ảnh Phạm Hải

 Nhà báo Hoàng Tư Giang: Nhưng vấn đề là Mỹ cũng nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc, và như ông biết đấy, Mỹ không thể bán Iphone cho Trung Quốc. Mỹ không thể bán Iphone chỉ ở thị trường Mỹ mà cần xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường khác. Vậy thì…

GS. Jason Furman: Một trong những thiệt hại tiềm tàng của cuộc chiến tranh thương mại là sự thay đổi nguồn cung toàn cầu vì không có hàng hóa nào chỉ được sản xuất ở một quốc gia cả.

Tôi không có ý nói là tất cả các hàng hóa đều như vậy nhưng không có mặt hàng tân tiến và đắt tiền nhất được sản xuất trên toàn thế giới. Và bây giờ các công ty Mỹ hiện đang phải trả nhiều hơn cho đầu vào.

Bạn biết đấy, nếu bạn chế tạo một chiếc xe bằng thép ở Hoa Kỳ, bạn sẽ tốn nhiều tiền hơn để chế tạo chiếc xe đó bởi vì bạn phải trả thêm tiền cho thương vụ này.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: 36 tỷ đô la Mỹ là một chuyện, nhưng 500 tỷ đô la Mỹ là một vấn đề lớn nếu Mỹ áp thuế lên Trung Quốc. Vậy điều gì sẽ xảy ra sau đó?

GS. Jason Furman: Tôi nghĩ nó sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ, cũng như gây tổn hại rất nhiều cho nền kinh tế Trung Quốc.  

Bạn biết đấy, rất nhiều người nói về việc bên sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại, câu trả lời là "không ai cả".  Mọi người đều thua trong một cuộc chiến thương mại.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Vâng, ông biết đấy, Trung Quốc đã phá giá 8% đồng tiền của mình so với đô la Mỹ. Tôi nghĩ nó có tác động lớn đến thị trường tiền tệ thế giới.

GS. Jason Furman: Bạn biết cuộc chiến thương mại tiền tệ đã tràn qua và thị trường tiền tệ đang ảnh hưởng ở mức độ trên toàn thế giới, ngay cả đối với những quốc gia không phải đối mặt với thuế quan. Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Trong quá khứ, cuộc chiến thương mại thường dẫn đến cuộc chiến tiền tệ. Ông có nghĩ rằng chiến tranh tiền tệ sẽ theo sau cuộc chiến thương mại?

GS. Jason Furman: Tôi không quá lo lắng về cuộc chiến tiền tệ vì Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, tất cả đều có nền kinh tế rất mạnh.

Điều đó có nghĩa là tôi không nghĩ rằng bất kỳ quốc gia nào trong số đó sẽ muốn làm giảm tỷ giá hối đoái của họ.

Và ở một đất nước như Hoa Kỳ, nơi tỷ giá hối đoái được quy định bởi Cục Dự trữ liên bang và họ quyết định các chính sách một cách độc lập, tôi nghĩ rằng Tổng thống Hoa Kỳ dễ dàng áp đặt thuế quan lên Trung Quốc hơn là để chính phủ Mỹ giảm giá đồng Đô la Mỹ. Không có các công cụ để thực sự làm được điều đó.

Nhà báo  Hoàng Tư Giang: Nhưng thực tế là Trung Quốc phải giảm 8% giá trị đồng tiền của họ so với đô la Mỹ. Tôi nghĩ điều này sẽ khiến cho các nước khác giảm bớt, để thay đổi tỷ giá hối đoái của họ. Ông có nghĩ vậy không?

GS. Jason Furman: Tôi nghĩ nó ảnh hưởng đến tiền tệ của Trung Quốc và các đồng tiền khác. Việt Nam sẽ phải đưa ra lựa chọn về những gì các bạn muốn xử lý ví dụ như sự mất giá của VND.

Nhưng tôi không nghĩ đó là một cuộc chiến tiền tệ quy mô lớn. Tôi không lo lắng về cuộc chiến tiền tệ. Tôi lo lắng về cuộc chiến thương mại hơn.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Ông biết rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải thay đổi tỷ giá hối đoái của chúng tôi 3% từ đầu năm nay. Tôi nghĩ đó là một tác động lớn.

GS. Jason Furman: Nó có gây ra tác động. Đó là một vấn đề sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam và các nước khác nhưng tôi không nghĩ rằng 3% là một cuộc chiến tiền tệ. Tôi nghĩ nó phải lớn hơn rất nhiều trước khi tôi dùng những từ như thế.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới với 15 FTA.  Ông có nghĩ vì lẽ đó, Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại này không?

GS. Jason Furman: Tôi nghĩ Việt Nam sẽ bị tổn thương từ cuộc chiến thương mại, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất đối với Việt Nam là tìm ra những gì có thể làm để hội nhập, thích ứng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới.

Thậm chí còn đặt ra các tiêu chuẩn và quy tắc cao hơn để phù hợp với nền kinh tế toàn cầu và một trong những cách tuyệt vời để làm điều đó là triển khai mạnh mẽ CPTPP,  điều mà Việt Nam đã đồng ý với 10 quốc gia khác.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Vấn đề là chúng tôi không thể, ý tôi là chính phủ, các doanh nghiệp không thể thay đổi từ thị trường này sang thị trường kia, từ châu Âu, từ EU sang Nhật Bản sang Mỹ. Tôi nghĩ không dễ thay đổi.

GS. Jason Furman: Tôi không nghĩ rằng bạn có thể thay đổi thị trường một cách nhanh chóng nhưng bạn có thể cố gắng, trong dài hạn, hãy tìm cách đa dạng hóa.

Một khi CPTTP có hiệu lực, Việt Nam sẽ tiếp cận thị trường Nhật Bản, Úc và Mexico tốt hơn so với trước đây và tôi nghĩ rằng tất cả đều tốt. Có nhiều cơ hội cho Việt Nam trong tương lai.

{keywords}
GS. Jason Furman và Nhà Báo Hoàng Tư Giang. Ảnh Phạm Hải

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Người Mỹ nghĩ gì về các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam?

GS. Jason Furman: Sản phẩm của Việt Nam được ưa chuộng tại Hoa Kỳ và tôi mong muốn Hoa Kỳ tham gia trong CPTTP bởi vì tôi nghĩ nó sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế và lợi ích ở cả hai nước.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Không. Ý tôi là Mỹ hiện đang bị nhập siêu từ Việt Nam. Ông có nghĩ đây là mối đe dọa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tổng thống Trump rất quan ngại về điều này.

GS. Jason Furman: Đúng vậy. Nhưng tôi không nghĩ Tổng thống Trump đang tập trung vào thâm hụt thương mại với Việt Nam. Đó không phải là điều ông quan tâm nhiều lắm. Ông đang tập trung vào các quốc gia khác.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Ông có nghĩ rằng toàn cầu hóa sẽ bị đảo ngược?

GS. Jason Furman: Tôi hy vọng là không. Nhưng chắc chắn toàn cầu hóa đang đối mặt với một số thách thức và những nước này sẽ gây tổn hại cho các nước như Việt Nam nhiều hơn bất cứ nơi nào khác, nhưng một lần nữa, các bước như CPTTP đang tăng cường toàn cầu hóa, chuyển dịch toàn cầu hóa và tôi nghĩ điều đó sẽ rất tuyệt vời cho Việt Nam.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Trong trường hợp hiện nay, Việt Nam đang thông qua nhiều FTA khác, các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTTP. Ông có nghĩ đây là cơ hội tốt cho Việt Nam?

GS. Jason Furman: Tôi nghĩ đây là một cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam và hy vọng của tôi là Hoa Kỳ sẽ gia nhập CPTTP vào một thời điểm nào đó và đó cũng sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam.

Nhà báo Hoàng Tư Giang: Vậy anh có lời khuyên là gì cho Việt Nam? 

GS. Jason Furman: Thương mại toàn cầu đóng vai trò là bạn của Việt Nam. Việt Nam nên làm những gì có thể để tăng cường vai trò của mình trong thương mại toàn cầu. Đó là cách các quốc gia nhỏ hơn thành công trong nền kinh tế toàn cầu.

 XEM THÊM CÁC CHƯƠNG TRÌNH GÓC NHÌN THẲNG KHÁC =>>

VietNamNet

Thực hiện: Hoàng Tư Giang- Phạm Huyền

Video: Huy Phúc, Bạt Tuấn, Đức Yên, Xuân Quý

Email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn việc áp dụng gói thuế quan trị giá tới 50 tỉ USD đánh vào các mặt hàng Trung Quốc nhập Mỹ.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều 'đại gia' công nghệ lo sợ

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến nhiều 'đại gia' công nghệ lo sợ

Các công ty công nghệ Mỹ mới là bên chịu thiệt thòi nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không được hạ nhiệt.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Bắc Kinh bất ngờ xuống thang

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Bắc Kinh bất ngờ xuống thang

Chủ tịch Trung Quốc nói sẽ giảm thuế đánh vào xe hơi nhập khẩu. Đây là động thái xuống thang bất ngờ của Bắc Kinh giữa lúc căng thẳng thương mại dâng cao với Mỹ.

Ông Trump ra sức trấn an về thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump ra sức trấn an về thương mại Mỹ - Trung

Thông qua Twitter, Tổng thống Donald Trump ra sức trấn an dư luận trước những quan ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.