{keywords}

GS. Jason Furman, Đại học Harvard, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama (Mỹ) tin rằng, Việt Nam sẽ là đầu tàu tiên phong về kinh tế 4.0 và trí tuệ nhân tạo (AI) ở ASEAN bởi sự tiếp cận nghiêm túc và đầy hào hứng của Chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc. Chính phủ đã và đang xây dựng một chiến lược về kinh tế 4.0, trong đó, cốt lõi là trí tuệ nhân tạo.

Nhân dịp GS. Jason Furman đến làm việc tại Việt Nam và tham gia hội nghị CEO SUMMIT 2018 mới đây, chương trình Góc nhìn thẳng của Báo VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông xung quanh chủ đề này và các vấn đề thời sự khác của kinh tế thế giới.

XEM PHẦN I CHƯƠNG TRÌNH TALKSHOW TẠI VIDEO SAU:

Trong phần đầu của cuộc trò chuyện, chia sẻ với VietNamNet, GS. Jason Furman đã giải tỏa ngay về nỗi lo ngại mà nhiều người thường nhắc tới: Liệu robot có lấy đi việc làm của con người?

"Công nghệ tuy có khả năng thay thế một vài kỹ năng và thay đổi nhiều công việc của con người nhưng kỳ thực, cũng chính nó lại tạo ra những công việc mới cho con người. Nó đã giúp cho con người giàu hơn, giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn", GS Jason Furman nói.

Ông dành nhiều lời đánh giá lạc quan về tương lai thực hiện chiến lược kinh tế 4.0 ở Việt Nam, bởi những quyết tâm mạnh mẽ từ phía Chính phủ đã được thể hiện rất rõ rệt. Thậm chí, ông cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể tiên phong trong cuộc chơi này.

{keywords}

Tuy nhiên, khâu triển khai là bước vô cùng quan trọng. Theo GS Jason Furman, Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm chính sách từ nước Mỹ. "Chính phủ Mỹ là không làm gì cả. Nghĩa là, Chính phủ cho phép các công ty sáng tạo, họ không cần phải xin phép, họ tự do đưa ra ý tưởng và triển khai những ý tưởng đó", ông cho biết.

{keywords}

Và muốn vậy, Chính phủ sẽ phải tháo gỡ các rào cản về chính sách, nhất là những thủ tục còn phiền hà cho doanh nghiệp.

Và biết đâu, "tôi nghĩ thật tuyệt vời khi có những người như Elon Musk ở Hoa Kỳ và nếu có Elon Musk của Việt Nam, điều đó sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho cả Việt Nam mà cho cả thế giới nữa", ông nói.

XEM THÊM BẢN TEXT TALKSHOW:  

GS Jason Furman: "Nếu có Elon Musk của Việt Nam thì..."

GS Jason Furman: "Nếu có Elon Musk của Việt Nam thì..."

"Nếu có Elon Musk của Việt Nam, sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà cho cả thế giới nữa", GS. Jason Furman, Đại học Harvard, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama nói. 

Bạn có đồng tình với góc nhìn của GS. Jason Furman ? Mọi ý kiến xin gửi về email chương trình: gocnhinthang@vietnamnet.vn

(Đón xem Phần II: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Các bên đều sẽ thua)

XEM THÊM CÁC CHƯƠNG TRÌNH GÓC NHÌN THẲNG KHÁC =>>

VietNamNet

Thực hiện: Hoàng Tư Giang- Phạm Huyền

Video: Huy Phúc, Xuân Quý, Đức Yên, Bạt Tuấn

Ảnh: Phạm Hải; Đồ họa: Hà Đăng Sơn

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Cởi mở và chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0

Cởi mở và chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0

Việt Nam muốn trở thành quốc gia tiên tiến trong thời đại trí tuệ nhân tạo, nhưng hiện tại đang tụt hậu. Để vượt lên không dễ, không thể ảo tưởng.

Tìm cách giải phóng 4.000 container phế liệu nhập khẩu

Tìm cách giải phóng 4.000 container phế liệu nhập khẩu

Bộ TN&MT đang kiến nghị Thủ tướng cho phép giải phóng 4.000 container phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng tại các cảng biển.

IEEE ICCE 2018: Cập nhật công nghệ Điện tử -Truyền thông 4.0

IEEE ICCE 2018: Cập nhật công nghệ Điện tử -Truyền thông 4.0

IEEE ICCE 2018 là dịp để các nhà khoa học, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực Điện tử - Truyền thông (ĐTTT) quốc tế và Việt Nam chia sẻ các kết quả nghiên cứu, giới thiệu về các xu hướng công nghệ ĐTTT mới nhất trên thế giới.