Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chia sẻ với Góc nhìn thẳng về bài toán cải tạo chung cư cũ.

Xem thêm các cuộc đối thoại khác tại chuyên mục Góc nhìn thẳng 

Việc rà soát kiểm tra các công trình cũ mới đây lại được Bô Xây dựng tiếp tục triển khai. Nhưng điều mà dư luận quan tâm nhất là việc này có gì mới mẻ hơn không khi mà trên Thủ đô, ngay tại giữa trung tâm của đất nước lại có hàng chục các dự án xuống cấp mà hàng chục năm qua cứ liên tục cải tạo nhưng không có hiệu quả gì.

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo Vietnamnet mời ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng trao đổi về vấn đề này.

Mời xem cuộc trao đổi tại clip dưới đây:

Nhà báo Thu Lý: Thưa ông, thực tế cho thấy việc cải tạo những chung cư cũ trong những năm vừa qua rất vướng mắc. Điển hình như việc cải tạo chung cư B6 (Hà Nội) do những vướng mắc giữa lợi ích của người dân với doanh nghiệp chưa được thỏa đáng khiến cho những khu như vậy trong thời gian qua không thể nào mà làm xong được. Vậy ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Hoàng Hải: Việc cải tạo các chung cư cũ xây mới phụ thuộc và liên quan tới rất nhiều các chủ thể gồm người dân đang ở trong các tòa nhà, các tổ chức cá nhân là chủ đầu tư dự án. Nó cũng phụ thuộc vào hạ tầng kỹ thuật khu vực này, vào các vấn đề ràng buộc pháp lý mà cơ quan quản lý Nhà nước dùng để kiểm soát toàn bộ các trục này.

Vì vậy việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ này khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với việc phát triển các dự án, nhà ở mới. Một trong những khó khăn này chúng tôi có thể điểm qua.

Thứ nhất là về vấn đề tài chính cũng như đảm bảo chỗ ở mới cho người dân. Việc này phụ thuộc vào quỹ nhà ở. Khi dân chuyển tới nơi ở khác, về nguyên tắc, nhu cầu của họ được đáp ứng phải lớn hơn hoặc bằng thực tế họ đang có. Nhưng để đảm bảo việc này thì chủ đầu tư cũng như chủ dự án lại phải căn cứ vào lợi nhuận của họ. Một mặt là có lợi nhuận, một mặt là nếu có thể đáp ứng được yêu cầu này lại bị khống chế bằng các quy định khác v.v.

Hai là về vấn đề ý thức của người dân. Mặc dù các tổ chức kiểm định theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước đã đánh giá xác định được rằng một số tòa chung cư cũ này là không đảm bảo chất lượng và có khả năng là gây mất an toàn và đã yêu cầu phải di dời. Tuy nhiên, người dân thì họ cho rằng đã sập đâu mà đi nhưng về nguyên tắc và chất lượng thì tòa nhà đã được đánh giá là nguy hiểm thì có thể sập bất cứ lúc nào, cũng không thể biết trước được hôm nay, ngày mai hay tháng sau bị sập.

Thế nên ý thức người dân khi cơ quan quản lý nhà nước đã cảnh báo về nguyên tắc cần có sự phối hợp để mà làm sao đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như gia đình di chuyển sớm.

Vấn đề thứ ba là chủ đầu tư và các bên liên quan thực sự cũng chưa được quyết liệt trong việc xây dựng các khu chung cư mới trên nền các khu chung cư cũ nguy hiểm

: Ông có thể cho biết là các cơ quan chức năng đang tính toán như thế nào về phương án xử lý các khu chung cư nguy hiểm? Và liệu có giải pháp nào có thể mang tính đột phá hơn để việc xử lý những chung cư cũ này có thể thuận tiện, nhanh chóng và đem lại lợi ích cho người dân và cả doanh nghiệp?

{keywords}

Nhà báo Thu Lý

Ông Hoàng Hải: Việc này đã triển khai từ rất lâu rồi chứ không phải thời điểm ngày hôm nay. Quay lại một chút thì trước đây, Bộ Xây dựng cũng đã dự thảo, tham mưu trình Quốc hội, trình Chính phủ để ban hành luật Nhà ở năm 2004. Tiếp theo đó là năm 2015, Bộ Xây dựng cũng đã dự thảo trình Chính phủ Nghị định 101 hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở trong đó quy định rất rõ việc giải quyết, xử lý các chung cư cũ, chung cư nguy hiểm. Và hiện nay, Bộ Xây dựng cũng sẽ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn tiếp tục Nghị định 101 này.

Về chính sách, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành tiêu chuẩn đánh giá những mức độ nhà nguy hiểm 303 năm 2006. Năm 2012 tiếp tục điều chỉnh sửa đổi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9381 năm 2012.

Về mặt kỹ thuật , Bộ hướng dẫn tổ chức kiểm định, xác định, phân loại, đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà. Bộ Xây dựng dự kiến vào tháng 4 sẽ ban hành các quy trình, kiểm định đánh giá mức độ an toàn của kết cấu công trình, không chỉ là nhà chung cư mà tất cả các loại công trình xây dựng.

Nhà báo Thu Lý: Tôi lấy một ví dụ như khu đất ở Giảng Võ hiện nay, rất nhiều chung cư cũ và khu đất này cũng được coi là khu đất “vàng”. Nếu khu đất này được đẩy nhanh tiến độ cải tạo, tiến độ xây dựng thì có hàng chục các tòa nhà cao tầng mọc lên kèm theo. Đó là những áp lực về dân số, về hạ tầng. Và các ông cũng đã tính toán những phương án để khi gia tăng áp lực dân số, hạ tầng như vậy thì chúng ta sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?

Ông Hoàng Hải: Chung cư mới xây dựng trên nền một chung cư cũ hay là các chung cư khác ở trong khu chung cư cũ đấy sau khi được dỡ bỏ thì tôi nghĩ rằng nó phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng cũng như quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.

Mà quy hoạch đô thị phải được phê duyệt và khi phê duyệt rồi thì trên nguyên tắc đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn và về nguyên tắc cuẩ quy điịnh là không gia tăng về quá tải cho vấn đền về hạ tầng kỹ thuật, về hạ tầng xã hội và đấy là công cụ để cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát các dự án mới này.

Vậy, rõ ràng là nếu như các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện đúng, quyết tâm đúng trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt thì không thể có tình trạng là các tòa nhà đua nhau mọc lên gây quá tải về hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội ở khu vực đấy.

Nhà báo Thu Lý: Đối với những công trình được đánh giá là nguy hiểm thì trước mắt cơ quan chức năng có những biện pháp tạm thời như thế nào trong lúc chờ di dời và để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc như vụ biệt thự Trần Hưng Đạo, Hà Nội vừa qua ?

Ông Hoàng Hải: Khi một công trình chung cư cũ hay một công trình xây dựng xác định được rằng đó là công trình nguy hiểm ở dạng phải di dời, về nguyên tắc thì cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phải thông báo với người dân để họ biết, họ ý thức. Thứ hai, chúng tôi phải tạm dừng việc sử dụng công trình. Vấn đề thứ ba là di dời người dân khỏi công trình. Và song song với đó thì không chỉ là thông báo, không chỉ là di dời, không chỉ là tạm dừng mà phải có phương án bố trí cho người dân chỗ ở đồng thời là nếu cần thiết có những chế tài phải cưỡng chế.

Nhưng tôi cho rằng đấy chỉ là giải pháp trước mắt còn về lâu dài thì các cơ quan ở các địa phương phải có phương án là có quỹ nhà ở để phục vụ cho việc tạm cư, tái định cư hay là định cư, đó là thứ nhất.

Cùng đó là phải có địa chỉ rất cụ thể những công trình mà ở dạng phải kiểm soát đặc biệt. Kiểu như là phải có những khuyến cáo phải di dời. Cùng với việc như vậy, cùng với việc có những khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng mới ở đấy. Thì toàn bộ những việc này thì mới là giải pháp để giải quyết được các vấn đề trên.

Nhà báo Thu Lý: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi rất thẳng thắn này!

Vietnamnet