Thật ra, có những lúc phỏng vấn viên cố tình đưa bạn vào thế khó qua những câu hỏi "bẫy"  nhằm xem khả năng phản ứng của bạn sẽ nhanh nhạy đến đâu. CareerBuilder.vn liệt kê một số tình huống và mách cách để bạn vượt qua khó khăn này.

Nếu là một siêu anh hùng, khả năng siêu nhiên của bạn sẽ là gì?

{keywords}
 

Khi gặp phải câu hỏi này, khoan hãy nhăn mặt hay tỏ thái độ nhé. Thay vào đó, hãy cố gắng nghĩ về những thế mạnh có liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Ví dụ như, bạn có thể hóm hỉnh chia sẻ rằng, bạn nghĩ mình có khả năng bám dính như người nhện bởi lẽ khả năng này giúp bạn thích nghi và dễ dàng vượt qua bất kỳ "tường thành thử thách" nào. Hãy xem đây là một câu hỏi vui và trả lời một cách thoải mái, pha chút hài hước nhất có thể.  

Nếu phải chia sẻ chuyện riêng tư, bạn có ngại nói về tình đầu của mình?

Có thể bạn cảm thấy câu hỏi này vi phạm giới hạn cá nhân và không được tế nhị cho lắm nhưng nhiều phỏng vấn viên lại cho rằng nó có thể khiến họ nhận biết đam mê của bạn dành cho một điều gì đó lớn đến đâu. Vì vậy, đừng bao giờ kể lể những vấn đề bi kịch trong tình yêu, dù gì bạn vẫn cần tỏ ra chuyên nghiệp.

Bạn có thể xoay chuyển tình thế bằng cách nói về mối tình đầu của mình chính là đam mê dành cho nghề nghiệp hiện tại. Ví dụ, bạn đang dự tuyển một vị trí trong một công ty thời trang, bạn có thể trả lời rằng: "Tôi ngay lập tức trúng tiếng sét ái tình với thời trang ngay khi nhìn thấy hình ảnh một người mẫu diện chiếc váy tuyệt đẹp trong tạp chí Vogue mà mẹ tôi để quên trên bàn nước. Và kể từ khoảnh khắc ấu thơ đó, tôi vẫn luôn dành trọn tình yêu và sự đam mê của mình cho sự nghiệp thiết kế, những đường kim và mũi chỉ".

Bạn có kế hoạch sinh con chưa?

{keywords}

 

Câu hỏi này thật sự khiến nhiều ứng viên cảm thấy bực mình bởi họ không muốn chia sẻ quá nhiều về những vấn đề riêng tư trong cuộc sống. Thế nhưng với nhà tuyển dụng, họ lại nhiều khả năng đang đánh giá bạn khá cao và mong muốn bạn sẽ làm việc lâu dài với công ty. Vì vậy, họ cần biết rõ nếu bạn lập gia đình hay có kế hoạch sinh con, mức độ gắn bó của bạn với công việc sẽ ra sao.

Vì vậy, hãy cứ bày tỏ rõ quan điểm của bạn một cách trung thực. Nếu bạn chưa có kế hoạch gì, hãy thẳng thắn rằng bạn vẫn chưa nghĩ đến điều đó lúc này. Nếu ngược lại, bạn hãy chia sẻ rằng mình không bao giờ muốn con cái trở thành cú phạt đền trong sự nghiệp nên đã có những phương án chăm sóc gia đình nhỏ mà không làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của mình.

Người yêu/vợ/chồng bạn đang làm công việc gì?

Lại là một câu hỏi khá riêng tư! Nhà tuyển dụng không hẳn là muốn tọc mạch vào đời sống của bạn nhưng họ lại có những suy nghĩ thực tế khác như liệu bạn có khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân; liệu gia đình bạn có thể hỗ trợ bạn khi khó khăn hay bạn sẽ cần nguồn thu nhập tăng gấp 2, 3 lần trong vài năm tới.

Do đó, nếu không muốn phải trả lời trực tiếp câu hỏi này, bạn có thể đặt vấn đề ngược lại như: "Có phải anh/chị hỏi tôi điều này vì lo lắng không biết tôi sẽ sắp xếp việc đi lại thường ngày như thế nào hoặc liệu vị trí này có khả năng sẽ phải thay đổi thành phố làm việc trong thời gian tới?". Bằng cách đưa ra câu hỏi, bạn sẽ hiểu rõ hơn mục đích của nhà tuyển dụng và có thể tuỳ cơ ứng biến sau đó.

Bạn tưởng tượng màu sắc của sự thành công là màu gì?

Nhiều người cảm thấy ko thể tin được khi nghe câu hỏi này từ phỏng vấn viên nhưng sự thật đây là một trong nhiều cách để kiểm tra khả năng tưởng tượng và cách một ứng viên tự suy luận vấn đề.

Bạn có thể tham khảo tư vấn từ chuyên gia như sau: hãy nói rằng bạn nghĩ sự thành công có màu xanh lá của tờ tiền bởi nó gợi lên vấn đề lợi nhuận của công ty, chứng tỏ công ty đang làm ăn phát đạt; hoặc giả dụ bạn ứng tuyển vào một tổ chức phi lợi nhuận, hãy chia sẻ rằng màu thành công là màu đỏ bởi màu đỏ tượng trưng cho khả năng tạo ra được những ảnh hưởng tích cực.

(Nguồn: CareerBuilder)