Cùng tham khảo 2 gợi ý xử lý tình huống này từ chuyên gia nghề nghiệp Liz Ryan - một cây bút nổi tiếng của Forbes và LinkedIn.

Chủ động hỏi thăm kết quả

Mọi người đều từng nghe lời khuyên rằng “Hãy đối xử với người khác theo cách mà ta mong họ đối xử với mình”. Các ứng viên đã viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau khi dự phỏng vấn, nhưng khá nhiều nhà tuyển dụng lại không viết thư cảm ơn hoặc thậm chí phản hồi kết quả cho ứng viên.

Nhà tuyển dụng luôn mong đợi nhận được nhiều hồ sơ ứng tuyển, cẩn thận gửi email hẹn từng người đến dự phỏng vấn, nhưng sau khi phỏng vấn xong đa số họ không làm gì thêm với tất cả ứng viên, chỉ trừ người được chọn.

{keywords}
 (Nguồn hình: Freepik)

Không phải tất cả nhà tuyển dụng đều như thế, nhưng đây là thực tế phổ biến. Ứng viên thường phải tự hiểu rằng “chắc mình rớt rồi” sau khi chờ đợi lâu mà không ai liên lạc lại. Đây là một điều đáng ngạc nhiên về sự thiếu bình đẳng, nhưng lại xảy ra phổ biến đến mức tất cả đều thấy bình thường.

Nếu nhà tuyển dụng không liên lạc lại thì bạn hãy là người có trách nhiệm. Hãy chủ động làm rõ kết quả và diễn biến tiếp theo cho quá trình tìm việc của mình. Một khi bạn đã nghiêm túc quan tâm, tìm hiểu công ty và đến dự phỏng vấn, bạn có quyền được hỏi thăm hoặc dự kiến thời gian có kết quả cụ thể.

Trong trường hợp công ty vẫn mơ hồ hoặc thể hiện rằng họ không biết lúc nào mới có kết quả, hãy mạnh dạn nói với họ rằng “công ty có thể cân nhắc ra quyết định trong vòng 1 tháng nữa”, “công ty có thể ra quyết định thuê tôi trước ngày (...) hoặc có thể thuê người khác”. Bạn cần cân nhắc kế hoạch cụ thể của bản thân và đưa ra thời hạn hợp lý cho nhà tuyển dụng để giải quyết tình huống và chấm dứt tình trạng chờ đợi không hồi kết này. Có được câu trả lời dứt khoát, bạn có thể đầu tư thời gian vào cho những cơ hội làm việc tiềm năng và xứng đáng hơn.

Thử đàm phán

Khi nhà tuyển dụng tin rằng họ có thể đạt được mục tiêu (tức là tuyển được nhân tài) mà không cần đến bạn, họ sẽ ra dấu hiệu để bạn bỏ đi. Nhà tuyển dụng tin rằng họ là người nắm trong tay các lựa chọn.

Nhà tuyển dụng đặt cược vào niềm tin rằng họ có thể tìm thấy được những người giỏi hơn bạn. Bạn thì lại đặt cược vào suy nghĩ rằng mình xứng đáng được đối xử tốt hơn thế này. Khi quyết định đóng lại cánh cửa đang mở ra cơ hội việc làm chưa đúng với mình, chính là lúc bạn giúp cho một cơ hội việc làm khác phù hợp hơn đến với mình.

Để đàm phán công việc, bạn cần có đủ sự tin tưởng vào chính bản thân mình.

{keywords}

(Nguồn hình: Freepik)

Hãy trao đổi để nhà tuyển dụng của bạn biết rằng bạn đã xong giai đoạn chờ đợi nhà tuyển dụng số 1 và số 2 “ngâm” kết quả phỏng vấn. Tiếp đến, hãy nói với chuyên viên tuyển dụng tại công ty số 3 và số 4 rằng bạn cần phải tiếp tục sống, họ có thể đẩy nhanh tiến độ ra quyết định hoặc đôi bên xem như đã hoàn tất việc tìm hiểu. Sau đó, bạn có thể bỏ đi nếu họ vẫn tiếp tục không phản hồi với bạn.

Tất nhiên bạn cần việc, nhưng bạn còn cần một nhà tuyển dụng biết tôn trọng khả năng, thời gian và tâm sức của bạn nữa. Khi họ đã thờ ơ như thế, liệu bạn có thể hi vọng xây dựng một sự nghiệp rực rỡ ở doanh nghiệp đó không?

Chỉ cần nhớ luôn giữ lễ độ cùng sự linh động khéo léo trong khi giao tiếp, bạn sẽ thành công hơn khi tìm việc mà không phải lặp lại nỗi đau chờ đợi nữa. Nhà tuyển dụng có thể vô tình làm lãng phí thời gian của bạn, nhưng cho phép điều đó xảy ra hay không lại nằm trong tầm tay của bạn.

(Nguồn: CareerBuilder)