Bạn có thể thay đổi con đường sự nghiệp của mình nhiều lần trong đời. Bởi vậy, khả năng xác định một nghề nào đó liệu có phù hợp với bản thân sẽ trở thành một kỹ năng sống có giá trị.

Tự đánh giá bản thân

Ở bước này, bạn sẽ phải nhìn lại: Bạn muốn làm việc trong môi trường như thế nào? Bạn sẽ thích loại công việc nào?... và nhiều điều khác. Sau khi viết lại các lưu ý, bạn có thể hiểu hơn về nhu cầu của bản thân.

Bạn nên viết lại suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu như: Các giá trị bạn coi trọng là gì? Bạn sở hữu những kỹ năng nghề nghiệp nào? Bạn quan tâm đến điều gì?...

{keywords}
 

Xác định những điều cần nhận được

Đó có thể là bất cứ quyền lợi gì từ mức lương, du lịch, thưởng… Bạn nên ghi chép lại những điều quan trọng như: Bạn cần mức lương tối thiểu bao nhiêu? Bạn có thể nhận công việc phải đi công tác? Có những việc bên lề nào bạn muốn hoặc không muốn thực hiện?...

Khi đã xác định được điều mình muốn, bạn dễ dàng nhận thấy công việc liệu có phù hợp với mình hay không.

Lập danh sách các công việc tiềm năng

Sau khi hiểu về nhu cầu của bản thân, bạn nên tìm hiểu những công việc. Với những nghề bạn thiếu thông tin để hiểu rõ về nó, bạn vẫn nên ghi lại để tìm hiểu sau, bởi có thể công việc này lại thú vị và phù hợp đến không ngờ. Hơn nữa, tên việc làm không phải lúc nào cũng “tả” được hết bản chất công việc. Có những nghề tuy nghe có vẻ không thu hút nhưng bản mô tả công việc lại phù hợp.

Khi lên danh sách việc làm, bạn nên chú ý những điều sau:

Sử dụng mạng lưới thông tin: Hãy khám phá những ngành nghề mà bạn thấy đáng quan tâm hoặc phù hợp qua nhiều kênh. Ví dụ như tìm hiểu qua bạn bè trong ngành chẳng hạn.

Tìm những ngành thú vị: Với một ngành nghề thú vị, bạn sẽ dễ nhận thấy sự hấp dẫn trong công việc.

Xác định những thứ bạn thích làm: Ví dụ nếu bạn thích thuyết trình, bạn nên chú ý các nghề nghiệp sử dụng nhiều kỹ năng này.

Liệt kê các mục tiêu và giá trị: Bạn nên cân nhắc xem bạn muốn ở đâu trong 2, 5 và 10 năm nữa. Khi dành thời gian nghĩ về tương lai, bạn có thể xác định công việc dài hạn.

Đánh giá điểm mạnh và tài năng của bạn: Bạn giỏi trong lĩnh vực nào? Việc xác định điểm mạnh kết hợp với những điều yêu thích có thể giúp bạn thành công trong sự nghiệp.

Nghiên cứu và thu hẹp danh sách

Sau khi đã tìm hiểu các công việc có vẻ thú vị, bạn nên nghiên cứu các nghề nghiệp khả dĩ. Mục tiêu ở bước này là: tập trung vào 1 hoặc 2 con đường sự nghiệp bạn cảm thấy hứng thú nhất. Bạn có thể sử dụng các yếu tố sau làm kim chỉ nam:

“Vòng quay công việc”: Bạn nên xem xét hoạt động hàng ngày của công việc đó thế nào. Sau đó, bạn có thể tìm hiểu qua bạn bè về con đường sự nghiệp lâu dài của nghề đó.

Tiền lương: Bạn nên tìm hiểu về mức lương trung bình của công việc.

Yêu cầu công việc: Bạn cần biết rõ những chứng chỉ, bằng cấp hoặc các giấy tờ khác nghề này yêu cầu. Một số yêu cầu nhất định có thể không phù hợp với bạn, từ đó, bạn dễ dàng thu hẹp danh sách công việc phù hợp hơn.

Cơ hội phát triển: Hãy đọc bản mô tả công việc thật kỹ để hiểu yêu cầu công việc, cơ hội học hỏi, thăng tiến.

Triển vọng công việc: Một chìa khóa thông tin quan trọng nữa bạn cần nắm được là vị thế của công việc này trong thị trường lao động. Điều này bao gồm xu thế tuyển dụng và khả năng phát triển nghề nghiệp sang các lĩnh vực khác. Bạn cần ưu tiên những công việc có tần suất tuyển dụng và cơ hội phát triển ổn định.

{keywords}

 

Cập nhật CV

Khi đã thu hẹp danh sách của mình, bạn cần xem xét bản thân có cần bổ sung kỹ năng hoặc chứng chỉ nào không. Phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên đã có sẵn bộ kỹ năng cần thiết thay vì đào tạo trong quá trình làm việc.

Nếu xác định mình đủ điều kiện, bạn nên cập nhật CV để làm nổi bật điểm mạnh và kỹ năng liên quan. Bạn có thể tham khảo nhiều tin tuyển dụng để hiểu nhà tuyển dụng trong ngành này đang tìm kiếm điều gì.

Tìm và ứng tuyển cho công việc

Bạn có thể tìm cơ hội việc làm tại CareerBuilder. Bạn có thể sử dụng tính năng “Lọc” hoặc tìm ngay tên nhà tuyển dụng trong “tầm ngắm”.

Tiếp tục phát triển và học hỏi

Có thể bạn sẽ mất một khoảng thời gian để thích nghi với nghề nghiệp mới. Đây chính là lúc để bạn tiếp tục học hỏi, nâng cấp bản thân để phát triển sự nghiệp và không đi lùi.

Một số lưu ý khác cho người tìm việc

Tối ưu hóa năm làm việc đầu tiên: Bạn nên nghiên cứu và cố gắng thực hiện được nhiều việc nhất.

Theo dõi các mục tiêu của mình: Nếu bạn đang cảm thấy sự nghiệp của mình không được thỏa mãn, hãy xem lại các mục tiêu tương lai. Nếu sự nghiệp hiện tại không còn đồng hướng với điều bạn muốn cho tương lai, hãy cân nhắc đổi hướng.

Theo đuổi sở thích của bạn: Nếu có một nhiệm vụ, hoạt động hoặc vai trò nào đó mà bạn đặc biệt yêu thích, hãy dành thời gian duy trì sở thích đó.

(Nguồn: CareerBuilder)