- Phòng xác phục vụ cho bộ môn giải phẫu của Trường ĐH Y Hà Nội nằm trên phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

{keywords}

Phòng xác phục vụ cho bộ môn giải phẫu thuộc Viện Giải phẫu của Trường ĐH Y Hà Nội nằm trên phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.


{keywords}
Khu vực phòng xác được bố trí ở tầng hai của tòa nhà.

{keywords}
Hiện Viện Giải phẫu Trường ĐH Y Hà Nội có 20 thi thể phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên. Các thi thể được bảo quản bằng hóa chất.

{keywords}
Sinh viên ngay từ những tháng đầu tiên của khóa học đã được thực hành ở phòng xác để nắm chắc và phân tích cấu trúc cơ thể. Điều này vô cùng quan trọng để tiếp tục theo học các bộ môn lâm sàng khác trước khi ra trường, khám chữa bệnh cho người dân.


{keywords}
Sinh viên sẽ chia thành các tổ để lên thực hành, mỗi tổ từ 22-25 sinh viên.


{keywords}
Các tiêu bản đựng trong bình thủy tinh là những bộ phận trên cơ thể người được cắt ra giúp cho sinh viên có cái nhìn trực quan nhất.


{keywords}
Một tiêu bản phần ngực của cơ thể người.


{keywords}
Tiêu bản một cánh tay.


{keywords}
Các têu bản được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn trên các kệ sắt.


{keywords}

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn giải phẫu, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết hiện nay công tác giảng dạy của bộ môn gặp nhiều khó khăn. Hơn 10 năm qua trường chỉ tiếp nhận được 10 thi thể tình nguyện hiến xác cho công tác học tập, nghiên cứu. Trong khi tại TPHCM, việc tiếp nhận đơn thư hiến xác và nhận thi thể cũng như quan niệm của người dân thoáng hơn nên mỗi năm các trường như Trường ĐH Y Dược TPHCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhận từ 20-30 thi thể. Do thiếu nguồn này, Trường ĐH Y Hà Nội phải "mượn" thi thể từ các cơ sở này phục vụ cho học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên nhà trường.



{keywords}

"Với số lượng gần 800 SV, sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội có rất ít thời gian để thực hiện trên thi thể. Các em chỉ xem mà không được làm. Lý tưởng nhất là các em được tự phẫu tích mới bộ lộ được khả năng, kiến thức. Hiện nay, chúng tôi - các thầy là người làm, sinh viên chỉ là người xem" - TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết.


{keywords}
Sau phút giây đầu tiên đôi chút sợ hãi vì chưa bao giờ tiếp xúc với thi thể và mùi formol bảo quản thi thể có thể gây cay mắt, sốc, các sinh viên đều ý thức được việc có được cơ hội thực hành quý gia trên các thi thể. Việc học tại phòng xác được các sinh viên chăm chú và bàn bạc sôi nổi. Những thi thể được sử dụng sau vài năm sẽ được hỏa táng và gửi về gia đình người hiến tặng.


{keywords}
Song song với việc học trên phòng xác, sinh viên sẽ tìm hiểu cấu trúc cơ thể người qua các mô hình nhựa.


{keywords}
Sinh viên học cấu trúc cơ thể qua mô hình bằng nhựa.


{keywords}
Việc thực hành của sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn.

  • Văn Chung