Theo đó, mức điểm trúng tuyển vào các ngành của trường dao động từ 17 - 23 điểm. Mức điểm trúng tuyển (không nhân hệ số) được tính theo công thức: 10% điểm học bạ + 60% điểm thi THPT quốc gia và + 30% điểm kiểm tra năng lực do Nhà trường tổ chức.

Mức điểm cụ thể từng ngành như sau:

{keywords}

Thí sinh có thể xem danh sách trúng tuyển TẠI ĐÂY.

Trước đó, sau khi kết thúc giai đoạn 1 (giai đoạn xét tuyển sơ bộ) đã có 3.799/ 5.709 thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ để tham gia buổi kiểm tra năng lực vào sáng ngày 21/7.

Mức điểm tối thiểu đã bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng của các tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia đối với từng ngành mà thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển phải đạt được là khoảng từ 17,0 điểm trở lên. Riêng đối với tổ hợp C00 thí sinh phải đạt được là khoảng từ 23,0 điểm trở lên.

Sau khi kết thúc giai đoạn 2 (giai đoạn kiểm tra năng lực) đã có 2.847/ 3.799 thí sinh có mặt làm bài kiểm tra, đạt tỷ lệ 74,9%. Bài kiểm tra năng lực có 100 câu trắc nghiệm được thực hiện trong 75 phút.

Kết quả chấm có phổ điểm từ 9,0 điểm (số câu trả lời đúng 30/100 câu) đến 26,4 điểm (số câu trả lời đúng 88/100 câu). 

Sau hai giai đoạn thực hiện theo Đề án tuyển sinh riêng (xét tuyển sơ bộ và kiểm tra năng lực) với 3 tiêu chí: học bạ, điểm thi THPT quốc gia năm 2019 và điểm kiểm tra năng lực thì tổng điểm tối thiểu của cả 3 tiêu chí này đối với ngành có mức điểm cao nhất là 23,0 và mức điểm thấp nhất là 17,0.

Đối với các ngành thường có điểm chuẩn cao trong 3 năm gần đây như ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Quản tri - Luật, điểm chuẩn năm nay vẫn ở mức cao.

Hiện nhà trường chưa tiến hành xét phân Khoa chuyên ngành đối với thí sinh đạt điểm trúng tuyển ngành Luật.

Sau khi, thí sinh nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 và làm thủ tục nhập học, căn cứ vào năng lực đào tạo của từng Khoa, nguyện vọng và mức điểm của thí sinh, Nhà trường sẽ công bố điểm trúng tuyển vào các Khoa chuyên ngành, trước khi thí sinh vào học chính thức.

Ngay sau khi Nhà trường công bố kết quả trúng tuyển, thí sinh có tên trong danh sách này và vẫn còn nguyện vọng học tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thì ngay lập tức dùng <tài khoản><mật khẩu cá nhân> đã được cấp khi nộp hồ sơ để truy cập vào Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT để kiểm tra thông tin về nguyện vọng đăng ký xét tuyển và thực hiện việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Khi đó, thí sinh phải chọn ngành và tổ hợp mà thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh là thứ tự nguyện vọng 1.

Đối với thí sinh không trúng tuyển hoặc trúng tuyển nếu không còn nguyện vọng học tại Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện quyền điều chỉnh nguyện vọng theo quy định chung của Bộ GD-ĐT theo thời hạn.

Thúy Nga - Lê Huyền

Cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển đại học

Cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển để tăng cơ hội trúng tuyển đại học

- Từ 22/7, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học. Thời gian điều chỉnh từ nay tới 31/7.