Bắt đầu từ năm học 2019-2020, học sinh cả 3 khối của Trường THPT Trần Hữu Trang (Quận 5, TPHCM) sẽ được tổ chức thi trên điện thoại, máy tính xách tay, máy vi tính của nhà trường có kết nối mạng internet.

Ngoại trừ môn Ngữ văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận, còn lại tất cả các môn học khác đều được thi theo hình thức trắc nghiệm trên điện thoại và máy tính.

Bà Trần Phong Nhiên Hạnh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, kết quả thi sẽ giúp giáo viên nắm bắt được điểm yếu của học sinh một cách nhanh chóng, kịp thời để giúp các em bổ sung kiến thức.

“Ngoài hướng dẫn trực tiếp trên lớp, thông qua phần mềm 789, giáo viên cũng có thể tạo câu hỏi ôn tập để các em học sinh có thể truy cập thường xuyên. Cách làm này còn nhằm giúp các em giảm thói quen dùng điện thoại để giải trí, mà thay vào đó, các em tiếp cận kiến thức thông qua phần mềm nhiều hơn”.

{keywords}
Học sinh lớp 10 đang chăm chú làm bài thi môn tiếng Anh sáng 15/10.


Bà Hạnh cho biết, hình thức thi này một phần là để đón đầu với việc sắp tới các em sẽ làm bài thi THPT quốc gia trên máy tính. Khi các em đã được tiếp cận, làm quen trước, thì khi thi THPT bằng máy tính diễn ra, các em hoàn toàn có thể tự tin. Đó sẽ là một lợi thế. Ý tưởng thi trên điện thoại, máy tính đươc hình thành ở trường từ năm ngoái. Sau quá trình tập huấn kỹ lưỡng cho giáo viên và hướng dẫn cho học sinh tiếp cận, làm quen, năm nay, nhà trường quyết định đưa vào hoạt động.

{keywords}
Học sinh làm bài thi trên điện thoại.
{keywords}
Những em không có điện thoại, hoặc điện thoại không thể truy cập hệ thống sẽ được chuyển lên phòng tin học để thực hiện bài thi trên máy tính.

Trước khi thực hiện kỳ thi giữa học kỳ I từ ngày 14-18/10, nhà trường đã tổ chức các bài thi 10-15 phút cho từng khối để các em được làm quen với hệ thống phần mềm.

Tuy nhiên, nhà trường cũng nhận ra một bất cập. Nếu học sinh cùng lúc truy cập vào hệ thống, phần mềm sẽ bị quá tải và không thể thực hiện. Nguyên nhân của việc này được bà Hạnh phân tích: Một phần là do mạng wifi, mạng 3G kém, một phần là do điện thoại thiếu động bộ, và một phần nữa là do các em học sinh chưa thành thạo cách sử dụng.

Hạn chế này đã được nhà trường xử lý để không ảnh hưởng tới kỳ thi của học sinh”, bà Hạnh khẳng định.

Một điều được cho là bất cập khác khi sử dụng hình thức thi trên điện thoại và máy tính có kết nối internet, đó là vấn đề gian lận thi cử. Học sinh có thể chụp lại đề bài và nhờ người khác giải hộ thông qua mạng xã hội.

{keywords}
Các học sinh đều phải tập trung mới có thể hoàn thành bài thi và "không có đủ thời gian để gian lận".

Trường THPT Trần Hữu Trang là một trong những trường đầu tiên thí điểm hình thức thi trên điện thoại, máy tính thông qua kết nối internet. Theo tìm hiểu, một số giáo viên trông thi và học sinh cảm thấy thoải mái hơn so với cách thi trên giấy như trước. Giải thích cho vấn đề này, bà Hạnh cho biết, khi làm đề, các giáo viên đã tính toán, căn thời gian, đảm bảo học sinh không quá áp lực, tuy nhiên cũng không đủ thời gian để các em gian lận. Bà Hạnh cũng tiết lộ rằng, đã có trường hợp học sinh gửi đề cho nhau, tuy nhiên không có đủ thời gian để nhận được đáp án. Đồng thời, việc có tới 16 mã đề trong một lớp 35-40 học sinh cũng khiến các em ít cơ hội để trao đổi. Hơn nữa, các bài thi cũng chưa lập tức công bố đáp án đúng, chỉ sau khi tất cả các môn đã hoàn thành hết thì nhà trường mới đồng loạt đưa ra đáp án, điều này cũng nhằm chống gian lận trong kỳ thi.

 

{keywords}
Học sinh thích thú vì có thể biết điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi.

Thầy giáo Phạm Trọng Huynh, bộ môn Tin học, giám thị trông thi tại phòng máy tính chia sẻ: “Hình thức thi này sẽ tiết kiệm thời gian, nhân lực. Bởi so với cách tổ chức thi truyền thống, để tổ chức một kỳ thi trọn vẹn sẽ bao gồm làm đề thi, phát đề, học sinh làm bài xong thì sẽ dọc phách, chấm điểm, ghép phách, nhập điểm, thông báo điểm thi cho học sinh. Trong khi sử dụng hình thức thi mới này sẽ bỏ được nhiều công đoạn không cần thiết”.

Còn em Nguyễn Thụy Tâm Nguyệt học sinh lớp 10 cho biết: “Em rất thích hình thức thi này, bởi vì chúng em không phải mất nhiều thời gian vào việc ghi họ tên, đề bài. Hơn nữa lại biết điểm ngay khi thi xong, vì vậy sẽ đỡ cảm giác hồi hộp chờ đợi”.

Khánh Hòa

Chủ tịch tỉnh dự giờ lớp học và những hình ảnh từ camera giấu kín

Chủ tịch tỉnh dự giờ lớp học và những hình ảnh từ camera giấu kín

Ông Thọ định vào lớp học có cô giáo dạy văn "nổi tiếng" với màn chào hỏi yêu thương trao hạnh phúc" phiên bản Việt”.