Là trường đại học đầu tiên đưa ra phương án tuyển thí sinh trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, năm 2020 là năm thứ 4 Trường ĐH Kinh tế quốc dân áp dụng việc xét tuyển đối với thí sinh tham gia vòng thi tuần.

Theo đó, những thí sinh này cần có kết quả tốt nghiệp THPT của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (dự kiến 18 điểm gồm cả điểm ưu tiên).

Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo của Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, ngay từ năm 2017 nhà trường đã cân nhắc xét tuyển đối với đối tượng này.

“Đây là một cuộc thi uy tín, mỗi trường THPT chỉ được chọn 1 em đăng ký tham gia. Do đó, những em được chọn đều là những người xuất sắc của trường”, ông Triệu nói.

Trải qua 3 mùa tuyển sinh, chất lượng những thí sinh xét tuyển vào trường đều rất tốt với số điểm thi cao. Năm ngoái, có tất cả 32 thí sinh tham gia cuộc thi trúng tuyển vào trường với điểm xét tuyển cao nhất là 27,15 điểm.

{keywords}

Nhiều trường đại học “săn đón” thí sinh thi Đường lên đỉnh Olympia

Tương tự, các trường thành viên, khoa trực thuộc của ĐH Quốc gia Hà Nội trong năm 2020 cũng sẽ xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học đối với những thành viên tham gia cuộc thi tháng trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội quy định, những thí sinh này phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại tốt, là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình Đường lên đỉnh Olympia và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8.0 trở lên.

Đây cũng là đối tượng được Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ưu tiên xét tuyển trong năm 2020. Theo đó, những thí sinh tham dự vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia thuộc diện xét tuyển tài năng của trường. Nhà trường sẽ xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn để xem xét hai tiêu chí.

Thứ nhất là thành tích học tập phổ thông (chiếm 75% số điểm đánh giá). Nhà trường sẽ xét dựa trên điểm trung bình học kỳ các môn học THPT theo tổ hợp phù hợp với ngành đăng ký, thứ tự xếp hạng điểm trung bình từng môn trong trường, xếp hạng các trường THPT qua kỳ thi THPT quốc gia các năm trước, đánh giá kết quả học đại học của học sinh các trường trúng tuyển vào Bách khoa Hà Nội những khóa trước.

Tiêu chí hai là năng lực, phẩm chất, năng khiếu đặc biệt của thí sinh (chiếm 25% số điểm đánh giá). Thí sinh tự đánh giá và bài viết giới thiệu bản thân, có đánh giá và thư giới thiệu của 3 giáo viên môn học trong tổ hợp đăng ký, đánh giá của Hội đồng phỏng vấn. Kèm theo đó là thành tích, năng khiếu khác (giải cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia).

Thúy Nga

150 trường phổ thông được ưu tiên xét tuyển vào 7 đại học

150 trường phổ thông được ưu tiên xét tuyển vào 7 đại học

 150 trường THPT trên cả nước được ưu tiên xét tuyển vào các Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Kinh tế luật, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH An Giang...