Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết năm 2018, cả nước có 1.948 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: 397 trường cao đẳng (công lập: 309 trường; tư thục: 84 trường; có vốn đầu tư nước ngoài: 4 trường; thuộc doanh nghiệp: 46 trường); 519 trường trung cấp (công lập: 283 trường; tư thục: 235 trường; có vốn đầu tư nước ngoài: 01 trường; thuộc doanh nghiệp: 84 trường); 1.032 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (công lập: 697 trung tâm; tư thục: 346 trung tâm; có vốn đầu tư nước ngoài: 2 trung tâm; thuộc doanh nghiệp: 181 trung tâm.

Tuy nhiên, số lượng cơ sở giáo dục của doanh nghiệp trong cả nước hiện nay còn hạn chế, khi có 46 trường cao đẳng thuộc doanh nghiệp/397 tổng số trường cao đẳng (chiếm tỉ lệ 11,6%); có 84 trường trung cấp thuộc doanh nghiệp/519 tổng số trường trung cấp (chiếm tỉ lệ 16,1%); 181 trung tâm thuộc doanh nghiệp/1.032 tổng số trung tâm (chiếm tỉ lệ 17,5%).

Những cơ sở GDNN thuộc doanh nghiệp, chủ yếu đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ví dụ như Trường Cao đẳng Việt Nam – Singapore (Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore, Bình Dương); Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất (Khu Kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi); Trường Cao đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải (Khu Phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải, Quảng Nam).

{keywords}
Số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp còn ít. Ảnh minh họa: Hạ Anh.

Trong khi đó, hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp đã đáp ứng một phần nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, góp phần tăng quy mô đào tạo trong cả hệ thống và tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động qua đào tạo nghề nghiệp.

Người học sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm được việc làm trong doanh nghiệp. Đặc biệt đào tạo tại doanh nghiệp còn tiết kiệm chi phí và thời gian của cả người học và doanh nghiệp. Nhờ có các cơ sở này đã giúp tăng thêm cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Người lao động của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp không bị gián đoạn thời gian sản xuất.

Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.

Hải Nguyên

VN đặt mục tiêu đến 2020 tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt 2,6 triệu người/năm

VN đặt mục tiêu đến 2020 tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt 2,6 triệu người/năm

- Đó là định hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra đến năm 2020.