Đây là khóa tốt nghiệp đầu tiên của Khoa Âm nhạc Ứng dụng (Trường ĐH Thăng Long). Được thành lập từ năm 2016, Khoa đã hợp tác với hai trường nghệ thuật hàng đầu Hàn Quốc là Seoul Culture Arts University và Woosong University. 

PGS.TS Trần Ngọc Lan, Trưởng Khoa Âm Nhạc Ứng dụng, cho biết giống như nhiều trường nghệ thuật khác, thí sinh cũng phải trải qua kỳ thi năng khiếu trước khi vào trường, bao gồm bài thi thanh nhạc và thẩm âm, tiết tấu.

{keywords}

“Nếu như ở nhạc viện, hầu hết sinh viên đều đã trải qua bậc trung cấp trước khi vào bậc đại học, thì các em đến với chúng tôi đều gần như bắt đầu từ con số 0. Thế nhưng, trải qua 4 năm, giờ đây các em đã có thể đứng trên sân khấu, làm chủ sân khấu và tự tin thể hiện hết khả năng của mình”, PGS.TS Trần Ngọc Lan cho biết.

{keywords}

Kết quả của 4 năm học tập, rèn luyện đã được sinh viên thể hiện bùng cháy trong đêm thi kéo dài 30 phút với 5 tiết mục: 2 ca khúc tự chọn, 1 ca khúc tự sinh viên sáng tác, 1 ca khúc với dancer và 1 ca khúc biểu diễn nhóm.

{keywords}

Đứng trên sân khẩu, Bạch Thế Việt (sinh viên Khoa Âm nhạc Ứng dụng khóa 1) tự tin thể hiện phần thi được mình ấp ủ nhiều tháng trời. Không còn cảm xúc bỡ ngỡ giống như lần đầu đứng trên sân khấu chuyên nghiệp, cậu cho biết bản thân đã “dần quen” do thường xuyên phải biểu diễn trong các chương trình thi học kỳ, thi cuối năm.

{keywords}

“Lần đầu biểu diễn trên sân khấu là một cảm xúc rất khó quên. Đó là lần đầu tiên em được làm chủ một sân khấu hoành tráng như thế với rất nhiều khán giả ở bên dưới”, Việt cho biết.

{keywords}

Sự khác biệt của “âm nhạc ứng dụng”, theo Việt, là sinh viên được ứng dụng âm nhạc vào thực tế, được hát những thể loại nhạc mà mình yêu thích như rap, rock… và ăn mặc theo cá tính của riêng mình

{keywords}

Còn với sinh viên Đỗ Minh Nghĩa, quãng thời gian 4 năm học tại trường đã giúp cậu sắm sửa được “nhiều thứ vũ khí”. “Bước vào thị trường âm nhạc giống như khi mình bước vào một cuộc chiến vậy. Bản thân mỗi người đều phải tự chuẩn bị cho mình những thứ vũ khí riêng để không bị hòa tan”.

{keywords}

Trong suốt quá trình học tập, ngoài việc được đào tạo chuyên sâu về thanh nhạc, những sinh viên như Nghĩa còn được trau dồi kỹ năng biểu diễn, vũ đạo, sáng tác, hòa âm phối khí, kỹ thuật phòng thu…

{keywords}

“Đây là một ngành học với hình thức đào tạo hoàn toàn mới mẻ. Em nghĩ rằng, điều đó sẽ giúp chúng em có thể làm việc đa dạng trong lĩnh vực âm nhạc, từ biểu diễn trên sân khấu đến sáng tác, sản xuất âm nhạc”, Minh Nghĩa nói.

Trường Giang

Phải dừng hệ trung cấp, Nhạc viện và trường Múa kêu cứu

Phải dừng hệ trung cấp, Nhạc viện và trường Múa kêu cứu

Không được phép đào tạo trình độ trung cấp, cả Học viện Múa Việt Nam và Học viện Âm nhạc Quốc gia đang kêu cứu vì những xáo trộn rất lớn trong công tác đào tạo.