Thống kê từ các địa phương cho thấy sau sau 10 năm (tính đến tháng 9/2019) thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) có gần 350.000 hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm đã thoát nghèo, chiếm 61,5% số người nghèo tham gia học nghề; gần 300.000 hộ có người tham gia học nghề, có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập bình quân tại địa phương và trở thành hộ có thu nhập khá; gần 200.000 người sau học nghề đã thành lập tổ hợp tác, doanh nghiệp, hợp tác xã.

{keywords}
Sau 10 năm, nhận thức của lao động nông thôn về học nghề đã chuyển biến. Ảnh minh họa

Kết quả này cho thấy, sau 10 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận thức của người dân về học nghề có sự chuyển biến căn bản. Lao động từ chỗ tham gia học nghề để được hỗ trợ tiền ăn, học cho biết nay đã chuyển sang học nghề để nắm bắt khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Nhờ vậy, lao động có kiến thức, kỹ năng tìm việc làm có thu nhập cao, làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực như vậy, nhưng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và đào tạo nghề cho lao động người nghèo nói riêng cũng đang gặp phải nhiều khó khăn.

Cụ thể như thiếu kinh phí, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế không đạt mục tiêu của đề án do nguồn kinh phí trung ương bố trí thấp hơn so với kế hoạch.

Thêm vào đó, khả năng tiếp cận học nghề không đồng đều. Nhiều người nghèo sau học nghề gặp khó khăn trong việc tìm việc làm.

Đây là những vấn đề cần được các ngành chức năng và địa phương quan tâm tháo gỡ thấu đáo trong giai đoạn sắp tới.

Thanh Lan