Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, tỉnh Quảng Trị và các cấp địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chỉ tiêu, kế hoạch, nội dung Đề án 1956 đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Hằng năm, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện khảo sát, nắm bắt số lượng người lao động trong độ tuổi chưa qua đào tạo nghề, nhu cầu ngành nghề cần đào tạo... để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với từng địa phương, đơn vị…

{keywords}
Nhiều lao động sau khi học nghề đã có điều kiện cải thiện thu nhập, cuộc sống. Ảnh minh họa

Tính riêng trong năm 2019, tỉnh đã mở trên 190 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và thường xuyên (dưới 3 tháng) cho khoảng 5.233 lao động nông thôn. Sau đào tạo nghề, có trên 4.500 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng hoặc bao tiêu sản phẩm làm ra; số lao động còn lại tự thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm để ổn định cuộc sống.

Nhiều mô hình hình thành sau khi đào tạo nghề đã chứng tỏ hiệu quả, cải thiện thu nhập cho người lao động, như: mô hình sản xuất nước mắm, nuôi cá lồng bè, trồng ném…

Đối với đào tạo nghề phi nông nghiệp, nhiều học viên được nhận vào làm việc ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định...

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tiến hành rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và trình độ đào tạo đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động; rà soát, xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động; rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn...

Kim Anh