Về bài thơ Trước biển có đoạn trích được đưa vào đề thi Ngữ văn, nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết ông sáng tác dựa trên mạch cảm xúc, và hoàn toàn không có ý định sử dụng các thủ pháp... 

“Như mọi người nói tôi dùng phép lặp đi lặp lại, nhưng lúc đầu, tôi chỉ muốn nhấn mạnh vào cái tính chất của biển. Và những tính chất đó tác động vào khát vọng của con người: nghiêm trang, kiên nhẫn, lì lợm. Đó là những điều vĩ đại của thiên nhiên cũng như của con người trong cuộc sống”.

“Biển dư sức và người không biết mệt”, mỗi chúng ta đứng trước biển như đứng trước tình yêu, dù chết đuối hay thành công đến bờ thì con người vẫn cần phải khao khát đi tìm những khát vọng của mình”.

Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết ông kì vọng rất nhiều ở thế hệ trẻ. Ông mong sĩ tử tự tin vào chính bản thân, “lễ vào lòng mình”. Và khi tin tưởng vào bản thân, cố gắng và nỗ lực thì các em sẽ hoàn thành tốt, không những trong kì thi mà còn ra cuộc đời phía trước. 

“Mỗi người trong hoàn cảnh, trong câu chuyện hay đứng trước biển của mình thì nên làm gì, chạy vào bờ hay tiếp tục lao xuống?” - đó là sự trăn trở của nhà thơ dành cho những thế hệ tương lai bước tiếp sau này.

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I.  ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Biết nói gì trước biển em ơi
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời 
Cái hào hiệp ngang tàng của gió 
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ 
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời 
Cái giản đơn sâu sắc như đời 

Chân trời kia biển mãi gọi người đi 
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

 (Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Câu 3: Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió 
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ 
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời 
Cái giản đơn sâu sắc như đời 

Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Khánh Linh

Rớm nước mắt với bài thơ tiễn biệt nữ giáo viên tử nạn trước ngày thi

Rớm nước mắt với bài thơ tiễn biệt nữ giáo viên tử nạn trước ngày thi

 - Khi biết tin cô Thúy tử nạn thương tâm trong ngày đầu làm nhiệm vụ coi thi, để lại 2 đứa con tật nguyền, cả đêm ông Nguyễn Hữu Thắng trằn trọc, cảm thương nữ giáo viên xấu số.