- Không trực tiếp khám bệnh hay cầm dao mổ như bác sĩ, các cán bộ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị của các bệnh nhân.

{keywords}
 Chị Hoàng Thị Hòa là cán bộ của Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Trường ĐH Y Hà Nội. Công việc của chị Hòa cũng như cán bộ tại khoa là tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân, kiểm soát an toàn thực phẩm và giám sát bếp ăn. Mỗi ngày, các cán bộ của khoa như chị Hòa sẽ phải tới bệnh viện vào lúc 6 giờ sáng, kiểm tra nguồn nhập thực phẩm, hợp đồng nhập thực phẩm, làm các kiểm tra nhanh đối với thực phẩm đưa vào bếp ăn của bệnh viện, để đảm bảo thực phẩm sử dụng cho bệnh nhân là an toàn. 

{keywords}
Sau khi hoàn thành công việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm cho bệnh nhân, công việc tiếp theo của chị Hòa là gặp bệnh nhân để tư vấn dinh dưỡng, sàng lọc, lên thực đơn cho từng bệnh nhân ở các khoa mà chị phụ trách. Hiện nay, biên chế của Khoa dinh dưỡng có 6 người, bao gồm cả trưởng, phó khoa phải chia nhau phụ trách 10 khoa của Bệnh viện Trường ĐH Y. Có cán bộ phải phụ trách bệnh nhân của 3 khoa. Trong khi đó, công việc tư vấn dinh dưỡng của các cán bộ dinh dưỡng như chị Hòa là phải làm rất tỉ mỉ, đến từng bệnh nhân một chứ không thể sơ sài. "Đôi khi tôi cũng thấy công việc của mình quá tải"  - chị Hòa chia sẻ.

{keywords}
Không chỉ tư vấn cho các bệnh nhân tại giường bệnh, chị Hòa và các cán bộ Khoa Dinh dưỡng còn là người tư vấn dinh dưỡng cho các bệnh nhân sau khi xuất viện. Trong ảnh, chị Hòa đang tư vấn về những lưu ý trong ăn uống cho người nhà một bệnh nhân vừa được xuất viện. Chị Hòa cho biết, niềm vui đối với chị là có những bệnh nhân nằm điều trị trong bệnh viện nhiều tháng, được tư vấn thay đổi chế độ ăn trong quá trình điều trị, sau khi ra viện đã tới cảm ơn, nhiều người còn gọi điện để nhờ các chị tư vấn về ăn uống sau khi nằm viện.

{keywords}
Sau khi hoàn thành việc tư vấn, lên thực đơn bữa ăn cho từng bệnh nhân, chị Hòa và các cán bộ khác sẽ nhận các yêu cầu về bữa ăn trưa của từng bệnh nhân từ bộ phận điều dưỡng trên hệ thống, rà soát lại để chuyển cho nhà bếp. Quá trình rà soát này được thực hiện đi thực hiện lại khoảng vài lần để chắc chắn suất ăn được giao đến bệnh nhân là đúng liều lượng đã lên sẵn. 

{keywords}
Chị Hòa cho biết, hiện nay, vấn đề dinh dưỡng ở Việt Nam chưa được chú trọng nhiều. Hầu hết các bệnh nhân khi vào viện thì điều quan tâm nhất là ai là người mổ cho tôi mà ít quan tâm đến chế độ ăn uống. Trong khi đó, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, phối hợp với thuốc để giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn. Trong hình là các cán bộ của Khoa Dinh dưỡng đang thực hiện rà soát lại từng suất săn cho các bệnh nhân trước khi giao xuống cho nhà bếp để chuẩn bị chia suất ăn.

{keywords}
Công đoạn tiếp theo của chị Hòa là lấy mẫu thức ăn trước các bữa ăn để lưu trữ và kiểm tra khi cần thiết. Chị Hòa cho biết, các cán bộ Khoa dinh dưỡng có nhiệm vụ phải lấy mẫu tất cả các món ăn trong bếp ăn được nấu cho bệnh nhân và lưu trữ trong vòng 72 giờ. Việc lấy mẫu do đó mất khá nhiều thời gian.

{keywords}
Các mẫu thức ăn được cho vào từng hộp nhỏ sau đó đậy kín. Tên món ăn và ngày giờ lấy mẫu được ghi đầy đủ trên nắp hộp để làm cơ sở đối chiếu. Chị Hòa cho biết, không chỉ phải lấy mẫu để lưu trữ, các cán bộ Khoa Dinh dưỡng còn có nhiệm vụ giám sát cho tới khi bữa ăn tới tay bệnh nhân và tiếp nhận các phản hồi của bệnh nhân sau khi ăn. 

{keywords}
Mặc dù đang mang bầu và hôm nay là ngày thứ 7, song chị Hòa vẫn tỉ mẫn đi đến từng khay thức ăn để lấy mẫu cho vào hộp. "Công việc của chúng tôi khá là tỉ mỉ" - chị Hòa chia sẻ.

{keywords}
Hỗ trơ chị Hòa ghi tên các mẫu thức ăn hôm nay là Hoàng Thị Quỳnh, sinh viên năm thứ 3, ngành Cử nhân Dinh dưỡng, Trường ĐH Y Hà Nội. Mặc dù phải tới năm thứ 4 các em mới phải thực hành lâm sàng chuyên ngành dinh dưỡng, song một số sinh viên như Quỳnh vẫn tranh thủ ngày thứ 7 để lên khoa tham gia công việc cùng với các anh chị để học hỏi kiến thức thực tế.

{keywords}
Các khoa dinh dưỡng mới được thành lập trở lại sau một thời gian dài bị đưa ra khỏi các bệnh viện sau kể từ sau thời kỳ bao cấp. Do đó, hầu hết các cán bộ của các khoa này tại các bệnh viện đều là từ các ngành khác như bác sĩ, điều dưỡng chuyển sang sau khi được đào tạo thêm về chuyên ngành dinh dưỡng. Chị Hòa cho biết, bản thân chị Hòa cũng là từ ngành điều dưỡng chuyển sang. 

{keywords}
Cho tới nay, Trường ĐH Y Hà Nội cũng là trường ĐH đầu tiên và duy nhất đào tạo cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng. Theo TS Lê Thị Hương, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trường ĐH Y Hà Nội, đồng thời là Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, nhu cầu nhân lực chuyên ngành dinh dưỡng tới đây sẽ tăng cao, không chỉ trong các bệnh viện mà còn các đơn vị, tổ chức khác chuyên về thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Khóa cử nhân dinh dưỡng đầu tiên của Trường ĐH Y Hà Nội đào tạo được 48 em, tới cuối năm nay mới tốt nghiệp nhưng hầu hết đều đã được "đặt hàng" trước.

{keywords}
Một số sinh viên đang học ngành dinh dưỡng tại Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, mỗi chuyên ngành có những đặc thù riêng và mỗi công việc lại có những khó khăn riêng của nó. Công việc của các cán bộ điều dưỡng không trực tiếp khám bệnh, cầm dao giống như các bác sĩ, điều dưỡng nhưng lại yêu cầu họ phải có kiến thức chắc chắn về bệnh học để từ đó hiểu được cơ chế bệnh để tư vấn dinh dưỡng, lên thực đơn cho bệnh nhân phù hợp với các phác đồ điều trị.

{keywords}
Các mẫu thức ăn của bữa trưa ngày hôm nay, 25/2 được chị Hòa cất giữ cẩn thận trong tủ lưu trữ của Khoa. Đây sẽ là căn cứ để đối chiếu trong trường hợp bệnh nhân sau khi bệnh nhân có phản hồi để từ đó điều chỉnh thực đơn cho phù hợp với từng bệnh nhân.

{keywords}
Công việc tiếp theo của chị Hòa là sẽ giám sát việc chia suất ăn cho từng bệnh nhân. Theo chị Hòa, việc giám sát này đảm bảo từng suất ăn của bệnh nhân đã được nhà bếp chia theo đúng thực đơn mà Khoa Dinh dưỡng đã giao xuống. Các yêu cầu nhỏ nhất như bệnh nhân ăn cơm mềm, cơm nhạt hay ăn lượng muối bao nhiêu, bao nhiêu gam thịt, cá... đều được ghi chi tiết trong thực đơn. 

{keywords}
Các công đoạn này đều được thực hiện rất tỉ mỉ, khá mất thời gian tuy nhiên, chị Hòa không được bỏ qua bất cứ bước nào. 

{keywords}
Trong lúc đó, Ma Ngọc Yến, cũng là sinh viên ngành cử nhân dinh dưỡng năm thứ 3 đang chuyển thực đơn bổ sung từ các bệnh nhân tới nhà bếp. Yến cho biết, năm thì vào trường, em được 27,5 điểm (kể cả điểm ưu tiên), thừa một điểm để vào ngành bác sĩ đa khoa nhưng em đã chọn vào ngành cử nhân dinh dưỡng. Yến cho biết, ngoài lý do cá nhân thì em cho rằng ngành dinh dưỡng cũng có thú vị riêng. 

{keywords}
Trên thực tế, công việc của các cán bộ dinh dưỡng trong bệnh viện vất vả, khó khăn không hề kém những bộ phận khác. Họ phải có mặt ở bệnh viện lúc 6h sáng và chỉ được ra về khi bữa ăn phụ lúc 9h tối của các bệnh nhân đã "chốt" xong. Chị Hòa cho biết, dù là công việc nào trong bệnh viện thì cũng đều góp phần vào việc giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Vì vậy, mỗi khi bệnh nhân khỏi bệnh được ra viện thì mình cũng thấy vui vì được góp phần vào đó. "Đó là niềm vui trong công việc của chúng tôi" - chị Hòa chia sẻ.

Lê Văn