- Những lớp học vẽ chỉ nhận học viên từ 45 tuổi trở lên được duy trì đều đặn tại một con ngõ nhỏ trên phố Chùa Láng (Hà Nội) đã được 1 năm. Điểm đặc biệt ở những lớp học này là nguyên tắc không nhận người dưới 45 tuổi.

Những lớp học vẽ cho người cao tuổi được Lê Đăng Ninh, chủ Xưởng Vẽ ký ức tổ chức từ cuối năm 2015 và thu hút khá đông học viên là những người già, người nghỉ hưu, phụ nữ nội trợ và cả những người vẫn đang đi làm. 

Những lớp học này không lấy tiêu chí đẹp, xấu làm chính mà chỉ là tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho người già. Mỗi tuần học một buổi, hầu hết những người lần đầu đến với lớp học chưa một lần cầm cây cọ vẽ. Chỉ sau vài buổi với sự chỉ đạo tận tình của các thầy giáo nhiều người đã vẽ được chân dung tự họa, chân dung con, cháu khá giống ảnh chụp. Những người đến lớp học Vẽ ký ức không những để học vẽ mà đây là còn nơi giao lưu, trò chuyện chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.

Cảnh những người lớn tuổi lần đầu cầm cọ miệt mài, tí toáy vẽ khiến các cô học viên lớp Vẽ ký ức 3 gọi đùa là lớp học "tí toáy" và cái tên đó lan truyền xuống cả các lớp học sau.

{keywords}
Giờ học của lớp Vẽ ký ức 4 vào các buổi chiều thứ 7 hàng tuần. Cũng như các lớp vẽ khác, các học viên được thầy hường dẫn vẽ căn bản từ bố cục, màu sắc, hình khối, nét. Thực hành trên 4 chất liệu thường vẽ: Acrylic, màu nước, vẽ lụa và sơn mài.
{keywords}
Học viên cao tuổi nhất lớp Vẽ ký ức 4, bà Lệ Lan năm nay tròn 75 tuổi, nguyên giảng viên khoa toán, trường Đại học Xây dựng đã nghỉ hưu rất hứng thú với niềm đam mê mới. Bà Lan đang vẽ chân dung cháu ngoại, cho biết đã học vẽ được 5 buổi và thấy rất có cảm hứng khi cầm cọ vẽ.
{keywords}
Những bức chân dung người thân được các học viên vẽ bằng chất liệu acrylic thông qua những bức ảnh in hay trên smartphone, máy tính bảng...Học phí mỗi buổi học là 200 ngàn đồng do phải dùng rất nhiều họa phẩm có giá khá cao.
{keywords}
Chị Nguyễn Bình, học viên trẻ nhất cũng đã 46 tuổi đang chăm chú vẽ chân dung con trai. Chị Bình thổ lộ từ bé rất thích vẽ, song số phận đưa đấy không theo được nghề, nay được vẽ cảm thấy như đang được hưởng thụ.
{keywords}
72 tuổi, ông Thắng như trẻ lại sau thời gian tham gia khóa học Vẽ ký ức. Ông Thắng cho biết từ khi nghỉ hưu, thời gian rảnh rỗi không biết làm gì khiến tâm trạng buồn chán, sức khỏe suy giảm, từ hôm tham gia lớp học ông như tìm thấy niềm vui sống mới, tâm trạng luôn phấn khởi, theo đó sức khỏe cũng được tăng cường.
{keywords}
Ông Thắng cũng được giáo viên đánh giá là người học vẽ tiến bộ nhanh nhất lớp Vẽ ký ức 4. Bức chân dung cô cháu gái được ông Thắng chau chuốt trong từng nét vẽ.
{keywords}
Chị Tuyết Hạnh hiện đang là giảng viên ở Học viện Chính trị Quốc gia, chiều thứ 7 hàng tuần chị đến với lớp học vẽ để được thư giãn với sở thích của mình.
{keywords}
Luôn có các trợ giảng vừa hướng dẫn, vừa lấy giúp màu vẽ hay dụng cụ cho các "họa sĩ" cao tuổi.
{keywords}
Một "lão họa sĩ" đang mở bức ảnh cháu trai trên  máy tính bảng trong giờ học vẽ chân dung bằng chất liệu acrylic.
{keywords}
Công nghệ được ứng dụng khá nhiều trong các lớp học vẽ ký ức.
{keywords}
Mới nghỉ hưu được hơn 1 năm, ông Trần Nam tìm đến lớp học Vẽ ký ức qua lời giới thiệu của con trai, cùng với thú câu cá, học vẽ làm cho ông thêm niềm vui sống. Ông Nam bộc bạch.
{keywords}
Không chỉ học thêm một kỹ năng nghệ thuật, lớp học còn là nơi tương tác, giao lưu, trao đổi những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Lê Anh Dũng