- Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã diễn ra thuận lợi, tiết kiệm cho thí sinh và phụ huynh, giảm thiểu tiêu cực nhưng băn khoăn lớn nhất là có đủ sức cho xét tuyển đại học.

Họp báo kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2017: "An toàn"

Họp báo kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2017: "An toàn"

Chất lượng đề thi và tính nghiêm túc là 2 vấn đề chính được báo giới quan tâm tại buổi họp báo diễn ra sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Bệnh thành tích và tiêu cực thi cử: Hai "toa" đặc trị

Bệnh thành tích và tiêu cực thi cử: Hai "toa" đặc trị

Thầy giáo Trương Như Đệ nhìn nhận phương thức thi trắc nghiệm khách quan là cách tích cực để "hạn chế bàn tay can thiệp của con người" vào kết quả thi

Sẽ không còn "mưa điểm 10" như trước

Sẽ không còn "mưa điểm 10" như trước

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, với ma trận đề thi năm nay, sẽ có những thí sinh đạt điểm cao nhưng số đạt điểm tuyệt đối sẽ không nhiều, không còn tình trạng “mưa điểm 10” như trước.

Ông Lê Xuân Sơn, Hiệu phó Trường THPT Chuyên ĐH Vinh (Nghệ An): E ngại không bên nào đạt hiệu quả cao nhất

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã diễn ra thuận lợi, tốt đẹp song chưa thể đánh giá thành công hay không. Kỳ thi được tổ chức cho hai mục đích nhưng tôi lo ngại không bên nào đạt được hiệu quả cao nhất.

Việc 2 bài thi chênh nhau từ khoảng 1 điểm chưa thể phản ánh hay đánh giá được năng lực thực sự rạch ròi của 2 học sinh. Hay trong khoảng từ 6-8 cũng khó đánh giá được là học sinh thuộc loại khá hay giỏi.

Chưa kể, thi trắc nghiệm có người chọn ngẫu nhiên trúng đáp án, người lại không. Bản thân tôi từng nghe học sinh nói trong số những câu không làm được em đã may mắn chọn trúng được cả.

Tôi nghĩ nên giao việc xét tốt nghiệp nên để cho các sở, xét tuyển đại học để cho các trường đại học làm và có thể nhờ Bộ GD-ĐT đưa ra đề thi.

{keywords}
Thí sinh làm bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Lê Văn.

Hiệu trưởng một trường THPT tại Hải Phòng: Thi trắc nghiệm toán, việc học tính sao?

Có thể đánh giá chung kỳ thi đã diễn ra suôn sẻ, không có gì trục trặc mặc dù thời điểm trước thi cũng rất căng thẳng về vấn đề các môn tổ hợp. 

Nội dung đề thi thì cơ bản kiến thức cho thí sinh, cũng như bài kiểm tra, không đến mức độ không thể thực hiện được trong một buổi thi. 

Điều tôi băn khoăn là thi toán trắc nghiệm sẽ ảnh hưởng ra sao đến cách dạy và học môn toán trong vài năm nữa. Nhiều giáo viên cảm thấy ngậm ngùi bởi thi như này sẽ điều chỉnh toàn bộ cách dạy.

Với các môn khác, việc chuyển sáng trắc nghiệm chỉ là sự thay đổi về hình thức thi, nhưng với môn Toán sẽ là một thay đổi rất nhiều ở tư duy cơ bản của học sinh khi ảnh hưởng đến tư duy logic, trình bày, lập luận, chiều sâu.

Nền giáo dục quan tâm bản chất dạy học chứ không phải quan tâm bản chất thi cử, vậy vậy chúng ta cũng không nên chỉ quan tâm đến cái ngọn. 

Tổ chức thi cử tốt hay không mà còn phải quan tâm đến chuyện dạy học, trang bị kiến thức, tư duy cho học sinh, có đạt được kết quả mong muốn không. Đó mới là mong muốn thật sự.

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Nhiều mã đề trắc nghiệm giảm được tiêu cực

Số lượng thí sinh vi phạm đã giảm nhiều so với các năm trước. Một trong những lý do căn bản là do năm nay tổ chức thi trắc nghiệm. Điều đó chứng tỏ nếu tổ chức nghiêm túc vẫn có thể đạt chất lượng và phát hiện ra những gian lận trong thi cử.

{keywords}
Công an huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) nấu cơm miễn phí phục vụ sĩ tử. Ảnh: Hoài Thanh

Năm nay, lần đầu tiên một phòng thi có tới 24 mã đề thi, dù còn ý kiến thiếu sự công bằng trong các mã đề thi nhưng cho thấy nếu có điều này thì độ rủi ro cũng rất nhỏ. Điều thành công là việc có nhiều mã để đã giảm đến tối thiểu khả năng can thiệp của những người ngoài phòng thi. Đó là một sự chuẩn bị hiệu quả trong việc xây dựng đề thi, in ấn và bảo quản. 

Tôi nghĩ với việc tổ chức theo phương án này thì nên tiến tới không tổ chức thi tập trung nữa mà thi online như nhiều nước trên thế giới đã làm.

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM: Điều chỉnh nhỏ hợp lý

Những thay đổi trong ngắn hạn là những điều chỉnh nhỏ nhưng hợp lý đã được rút ra và áp dụng trong kỳ thi. Trường đại học có thể đặt niềm tin để sử dụng kết quả của kỳ thi này. Riêng môn thi trắc nhiệm thì vấn đề là triển khai chấm cho chính xác. Tới thời điểm này sự giám sát tốt nhất là chính các thí sinh vì các em đã nhận đáp án chính thức.

Nhìn chung việc tổ chức kỳ thi đã năm sau tốt hơn năm trước, nhưng điều quan trọng nhất là cần hướng đến sự tốt nhất trên cơ sở 2 mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các sở (xét tốt nghiệp) và các trường (xét đại học). 

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐ Quản trị Trường ĐH FPT: Bản chất kỳ thi năm nay là tốt nghiệp THPT

Cái được lớn nhất của kỳ thi năm nay là tiết kiệm được chi phí chung của xã hội trong chuyện thi cử. Từ 2 kỳ thi bây giờ gộp làm một. Bên cạnh đó, kỳ thi đã được chuyển về cho địa phương chủ trì, tổ chức với nguồn lực chủ yếu của địa phương.

Điều này làm đỡ đi rất nhiều chuyện đi lại của thí sinh và phụ huynh. Họ không còn phải dồn về các thành phố lớn như các kỳ thi trước đây nữa.

Thử làm một phép tính đơn giản, chẳng hạn mỗi gia đình của 800 ngàn thí sinh tiết kiệm được 1 triệu đồng thì tổng số tiền tiết kiệm được đã là 800 tỉ đồng.

{keywords}
Kỳ thi năm nay với những đổi mới đã giảm thiểu nhiều chi phí của xã hội cho thi cử. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Thứ 2, khi triển khai phương thức thi trắc nghiệm và mỗi thí sinh trong một phòng thi có 1 mã đề khác nhau cũng làm giảm được chuyện quay cóp, tiêu cực.

Một trong những điều Bộ lo ngại là các địa phương chạy theo thành tích thì làm sao để giảm tiêu cực được. Ngoài giải pháp đưa giảng viên ĐH về phối hợp coi thi thì giải pháp về đề thi là rất đáng kể.

Bởi lẽ, với 24 mã đề thi khác nhau, số câu hỏi khá nhiều trong khoảng thời gian tương đối hạn chế, như toán 50 câu hỏi là 50 bài toán trọn vẹn, thì sức ép về mặt thời gian là rất lớn và thí sinh không có thời gian để quay cóp hay trao đổi bài nữa. Đây là một điểm khá ổn trong năm nay.

Tuy nhiên, 2 bài thi tổ hợp thực chất là 3 môn thi với 3 đề thi riêng biệt, làm trong 3 khoảng thời gian khác nhau, chỉ có một cái chung là phiếu trả lời trắc nghiệm. Về nguyên tắc, đã là 3 môn thi với 3 đề riêng biệt, thời gian làm bài cũng riêng thì phiếu trả lời cũng nên là 3 phiếu tách rời nhau sẽ hợp lý hơn.

Nhiều người từng đề xuất bỏ kỳ thi THPT quốc gia nhưng nguyên tắc vẫn cần phải duy trì một kỳ thi chuẩn quốc gia cho học sinh phổ thông. Tôi từng đề xuất phương án chỉ tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho 30% học sinh có học lực thấp nhất, miễn thi cho 70% học sinh còn lại.

Điều này không chỉ giúp giảm nguồn lực tổ chức kỳ thi mà còn tạo động lực cho các em học tập để vào nhóm 70% được miễn thi.

Còn việc tuyển sinh là việc của các trường ĐH. Kỳ thi năm nay nói là "2 trong 1" nhưng bản chất là thi tốt nghiệp THPT còn các trường ĐH có thể sử dụng kết quả để xét tuyển. Các trường ĐH có quyền không sử dụng kết quả này.

Lê Huyền - Thanh Hùng - Lê Văn

Nhà báo Ngọc Hà, báo Tuổi Trẻ: Đừng để phụ huynh sợ 'những điều chỉnh hợp lý'

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 dành cho học sinh lớp 12 kết thúc, cũng là lúc những phụ huynh có con đang học lớp 10, lớp 11 âu lo: Năm sau, thi cử sẽ thế nào? Sự thấp thỏm dường như đã trở thành lẽ tự nhiên với những phụ huynh có con đang ở tuổi đến trường.

Không lo sao được khi lộ trình đổi mới thi cử đã nhiều phen làm học sinh bất ngờ, thậm chí còn khiến chính Bộ GD-ĐT khi công bố những thay đổi thi cử cũng phải “né” hai chữ “đổi mới” để làm dịu dư luận.

Không lo sao được khi năm nay là năm thứ 3 bộ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia mà các chuyên gia vẫn cho rằng đổi mới thi cử bộ vạch ra không nằm trên một chiến lược, thiếu tầm nhìn xa, nên năm thứ 3 lại phải vận hành nhiều quy trình khác xa với hai năm trước...

Cũng mừng là trong báo cáo gửi Quốc hội kỳ họp vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định: Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm thực tiễn, đồng bộ với quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Nhưng “những điều chỉnh hợp lý” trong hai năm tới là gì, khi đã quyết, bộ cần sớm công khai, đừng đẩy học sinh vào thế bị động, “được chăng hay chớ”. Chưa kể, sau lộ trình đổi mới kỳ thi quốc gia, diện mạo của thi cử từ năm 2020 ra sao hiện vẫn là một dấu hỏi lớn...

(Theo Tuổi Trẻ, số 169/2017 ra ngày 26/6/2017)