- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nêu ý kiến như vậy khi phát biểu tại lễ trao bằng tốt nghiệp của Trường ĐH Hà Tĩnh sáng 24/6.

{keywords}
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại lễ trao bằng tốt nghiệp của Trường ĐH Hà Tĩnh sáng 24/6

"Đừng biến thành trung tâm đào tạo từ xa của các trường lớn"

Khẳng định trường có một số thành tựu sau 10 năm thành lập, Bộ trưởng GD-ĐT cũng nhìn nhận ĐH Hà Tĩnh hiện đang đứng trước áp lực về mô hình, cơ cấu tổ chức.

Vì vậy, nếu không có trọng tâm, trọng điểm tập thì sẽ rơi vào tình trạng phát triển không rõ định hướng.

“Đi theo hướng đại học thực hành, bám sát nhu cầu địa phương, nhưng nội hàm như thế nào thì nhà trường cần phải làm rõ” – ông Nhạ nói.

"Trường nên rà soát những ngành nghề truyền thống nhưng đến giờ có xu hướng bão hoà để điều chỉnh" - ông Nhạ gợi ý. Chằng hạn như với đào tạo sư phạm, nên tập trung theo hướng đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên phổ thông hiện có, hơn là đào tạo mới.

Mặt khác, cần bám sát cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là công nghệ phụ trợ và công nghệ môi trường.

Người đứng đầu ngành giáo dục khuyến cáo nhà trường không nên mở rộng liên kết đào tạo thạc sĩ quá nhiều. “Nếu không cẩn thận, trường sẽ trở thành trung tâm đào tạo từ xa của các trường”. Thay vào đó, tập trung đào tạo chất lượng kỹ sư cho thật tốt, cử nhân CĐ cho thật “chuyên”.

Ông Nguyễn Đình Thọ, hiệu trưởng nhà trường cho biết, sắp tới, trường sẽ mở trường phổ thông liên cấp từ bậc mầm non, tạo môi trường thực hành cho sinh viên sư phạm và đào tạo, bồi dưỡng lại cho giáo viên phổ thông. Trường tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

Sau 10 năm thành lập, Trường ĐH Hà Tĩnh hiện có 7.000 học sinh, sinh viên các hệ từ trung cấp chuyên nghiệp tới thạc sĩ. Một trong những đặc thù của trường là đào tạo nhiều sinh viên Lào. Cho đến năm học 2015 - 2016, trường có gần 2.000 sinh viên Lào đang theo học.

Đãi ngộ giảng viên: Không thể cào bằng

{keywords}

Trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên có kết quả giỏi. Năm nay, ĐH Hà Tĩnh có 271 sinh viên tốt nghiệp ĐH khoá 5, 100 SV tốt nghiệp cao đẳng khoá 20 và 40 học sinh tốt nghiệp TCCN khoá 33

Trong buổi giao lưu diễn ra khoảng 20 phút sau đó, thầy trò nhà trường đã đặt các câu hỏi với Bộ trưởng về những vấn đề như định hướng quản lý, đề xuất bổ sung kế hoạch nghiên cứu khoa học, cơ hội việc làm cho sinh viên...

Về bài học quản lý, ông Nhạ nhấn mạnh điều đầu tiên phải xác định cho đúng quy hoạch ngành nghề, đi kèm quy hoạch là định hướng và có sản phẩm ra thị trường.

“Một điều quan trọng của quản lý là tạo ra môi trường có động lực cho các thầy cô làm việc, ai đóng góp tốt thì có đãi ngộ xứng đáng”. Ông Nhạ cho rằng, khi đãi ngộ con người, phải quan tâm thù lao, ghi nhận cho thoả đáng, biết cách bảo vệ con người và có môi trường làm việc phù hợp.

“Về đãi ngộ đã có chính sách Nhà nước, tuy nhiên đối với các trường ngoài tiền ngân sách còn có các khoản sự nghiệp khác. Nhà trường có thể chủ động những quy định như ai tạo ra sản phẩm tốt, người đó được hưởng thù lao xứng đáng. Nếu nhà trường không tạo ra động lực mà cứ cào bằng theo chế độ chính sách thì không phát triển được. Cần có động lực để các thầy cô sẽ phấn đấu”.

Theo ông Nhạ, nếu nhà trường không tạo được môi trường dạy học tốt, giảng viên chỉ "dạy chat",

Ông Nhạ đề nghị hiệu trưởng phải năng động, trong chừng mực nào đó phải như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Về phía địa phương cũng nên thay đổi tư duy đầu tư ngân sách, thay vì “cấp thường xuyên” sang cấp theo đặt hàng, "ra đề bài" cho nhà trường.

Đối với các giảng viên, ông Nhạ nhận xét rằng sẽ có thầy cô xuất sắc, sẽ "kéo" đội ngũ phát triển. “Đại học chấp nhận sự khác biệt để tạo ra sự cạnh tranh về trí tuệ” – ông Nhạ khẳng định.

  • Hạ Anh