Theo ông Quang, số lượng học viên lao động nông thôn được đào tạo nghề ở trung tâm mỗi năm từ 250 đến 300 người ở tất cả các ngành nghề kể cả nông nghiệp và phi nông nghiệp. Ở nhiều ngành nghề, hầu hết sau khi học nghề đều xin được việc làm, thậm chí không đủ nhu cầu của doanh nghiệp.

“Về nghề phi nông nghiệp, như nghề may hiện chúng tôi đào tạo 3 lớp. Song do các xưởng may trên địa phương rất nhiều nên hầu như 100% học viên có việc sau học nghề. Thậm chí nguồn cung lao động không đủ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Chúng tôi đào tạo vừa xong thì doanh nghiệp nhận ngay vào làm và trả lương. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, với nghề may là 3 tháng, chúng tôi đào tạo 2 tháng còn 1 tháng cuối thì lao động đã được doanh nghiệp mời qua làm rồi và còn trả một phần mức lương. Do đó rất thuận lợi cho các học viên”, ông Quang nói.

Theo ông Quang, sau khi học xong khóa đào tạo, học viên có việc làm ngay và có mức lương trung bình từ 5 đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Thậm chí có những học viên đạt được mức lương đến 9,5 triệu đồng mỗi tháng.

{keywords}
Nhiều kết quả lạc quan từ đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Huế. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Ngoài ra với nghề nề, mộc cũng tương tự khi học viên sau đào tạo cũng được tuyển 100% và thậm chí không đủ cung cấp. “Trong quá trình đào tạo, các doanh nghiệp đã đến đặt hàng từ trước nhưng số lượng công nhân học nghề ra vẫn không đủ cung cấp cho họ”, ông Quang nói.

Với các nghề nông nghiệp, theo ông Quang, người dân rất phấn khởi vì đa phần học xong phục vụ cho chính công việc của họ và tăng năng suất.

“Các lớp lao động nông thôn như trồng dưa leo, mướp đắng; nuôi cá lồng nước ngọt chúng tôi đào tạo ở các phường Hương Xuân, xã Hương Toàn, phường Hương Vân rất nhiều. Bà con sau khi học các lớp này thì rất phấn khởi vì tăng năng suất trong quá trình lao động sản xuất. Nhiều người học xong vẫn giữ liên hệ với các thầy cô giáo để hỏi thêm các kiến thức, tiếp tục tăng gia sản xuất”, ông Quang chia sẻ.

Hải Nguyên

Để giáo dục nghề nghiệp phát triển, xã hội cần thay đổi cả các chính sách tôn vinh

Để giáo dục nghề nghiệp phát triển, xã hội cần thay đổi cả các chính sách tôn vinh

“Không chỉ dựa vào những yếu tố có tính hình thức như bằng cấp, mà tôn vinh bằng giá trị, kỹ năng và đóng góp, cống hiến của từng người thì giáo dục nghề nghiệp sẽ được đẩy mạnh phát triển”.