Trong một thông cáo đăng trên trang web chính thức, Bộ trưởng Nadiem Makarim cho biết vào năm 2021, các kỳ thi quốc gia sẽ được đổi thành kỳ thi "Đánh giá năng lực tối thiểu" và "Khảo sát nhân cách" với các nội dung gồm khả năng ngôn ngữ (đọc, viết), khả năng toán học và giáo dục nhân cách.

{keywords}

Bộ trưởng Nadiem Makarim cho biết vào năm 2021, các kỳ thi quốc gia sẽ được đổi thành kỳ thi "Đánh giá năng lực tối thiểu" và "Khảo sát nhân cách"

Kỳ thi này sẽ được áp dụng đối với các học sinh giữa cấp, tức là các học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Kết quả của kỳ thi mới sẽ không được sử dụng làm cơ sở xét chuyển cấp.

Chính phủ Indonesia hy vọng việc bãi bỏ các kỳ thi quốc gia sẽ khuyến khích các giáo viên và trường học nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngoài việc bãi bỏ các kỳ thi quốc gia , Chính phủ Indonesia cũng ban hành một chính sách mới liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá trường chuẩn quốc gia (USBN).

Theo kế hoạch, USBN sẽ được triển khai cho các trường học trên khắp cả nước bắt đầu vào năm tới.

Theo Bộ trưởng Nadiem Makarim, chính sách mới nói trên có tham khảo các chương trình đánh giá giáo dục quốc tế có uy tín như PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) và TIMSS (Xu hướng nghiên cứu toán học và khoa học quốc tế).

Theo Hữu Chiến (TTXVN)

Bộ Giáo dục không công bố đề minh họa thi THPT quốc gia 2020

Bộ Giáo dục không công bố đề minh họa thi THPT quốc gia 2020

- Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ sẽ không xây dựng và công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.