Bớt đông ngay từ tiêu chuẩn sơ tuyển

Theo danh sách mà trường THPT công bố thì có 933 học sinh đủ điều kiện dự xét tuyển vào lớp 6 của hệ THCS năm nay. Trường tuyển 200 chỉ tiêu, tính ra tỉ lệ cạnh tranh là 5 chọn 1.

Một trường THCS mới toanh năm nay mới ra đời và tổ chức thi tuyển lớp 6 cũng hấp dẫn phụ huynh ở Hà Nội khá lớn là THCS Chuyên Ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội). Trường này có hơn 3.000 hồ sơ đăng ký trong khi chỉ tiêu là 100.

Dù tỉ lệ "chọi" của trường chuyên Ngữ gay gắt hơn (1 "chọi" 30), nhưng bảng hồ sơ đẹp của trường Ams mới khiến các phụ huynh choáng váng.

Chính vì những quy định chặt chẽ ở vòng sơ loại, nên đến bước cuối cùng là thi kiểm tra đánh giá năng lực, số thí sinh dự tuyển của trường Ams ít hơn hẳn.

{keywords}
 

Hầu hết học sinh đều đạt điểm 10 các bài kiểm tra định kỳ môn học ở tất cả 5 năm học tiểu học, rất hiếm em có 1 điểm 9 trong cả 5 năm.

{keywords}
 

Sau khi ảnh danh sách này được đăng tải trên một diễn đàn phụ huynh học sinh, nhiều người đã phải thốt lên: “đây là những thần đồng”; “toàn siêu nhân”, “nhiều nhân tài quá”.

Bởi đúng là số học sinh có 1 điểm 9 trong danh sách là rất hiếm hoi.

Nhiều phụ huynh còn đùa vui rằng việc tìm ra thí sinh có điểm 9 mà không phải toàn 10 ở danh sách này quá khó và không khác gì trò đố “xem ai tinh mắt”.

{keywords}
 

Bảng điểm “rực rỡ” này xuất phát từ chính quy định trong hướng dẫn công tác tuyển sinh lớp 6 năm học 2019-2020 của Sở GD-ĐT Hà Nội đối với Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Theo đó, năm nay trường này sử dụng phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, kiểm tra đánh giá năng lực để tuyển sinh vào lớp 6 với chỉ tiêu là 200 học sinh.

Quy định mà Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra là vòng sơ tuyển học bạ của học sinh sẽ phải đạt hầu hết là 10.

Cụ thể, để dự tuyển, đối tượng tuyển sinh phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: Tổng điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm 2 môn Toán và Tiếng Việt của 2 năm học lớp 1 và 2 phải đạt từ 39 điểm trở lên. Như vậy, các bài kiểm tra phải đạt điểm trong khoảng từ 9 đến 10 điểm.

Cuối các năm học lớp 3, lớp 4 và lớp 5 học sinh phải đạt danh hiệu “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện”.

Năm lớp 3, học sinh phải đạt tổng điểm các bài kiểm tra định kỳ cuối năm của 2 môn Toán, Tiếng Việt phải là 20 điểm. Như vậy, cả hai môn đều phải đạt điểm 10.

Năm lớp 4 và 5, tổng điểm các bài kiểm tra định kỳ cuối năm 4 môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý đạt 40 điểm/lớp. Như vậy, từng năm, học sinh phải có cùng lúc 4 bài kiểm tra đạt điểm 10.

Điểm sơ tuyển sẽ là tổng điểm học tập cấp tiểu học và điểm ưu tiên đạt từ 139 điểm trở lên.

Những thí sinh có điểm sơ tuyển từ 139 trở lên sẽ tham gia vòng 2 với 3 bài kiểm tra đánh giá năng lực các môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận. Mỗi môn làm bài trong thời gian 45 phút, điểm tính theo thang điểm 10, điểm lẻ được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Vòng kiểm tra, đánh giá năng lực diễn ra vào ngày 11.6.

Điểm tuyển sinh vào trường là tổng điểm của ba bài kiểm tra. Căn cứ điểm chuẩn vào trường, xét điểm thi từ cao đến thấp, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển đủ chỉ tiêu được giao là 200.

Chuẩn bị luyện thi từ năm lớp 4

Sau một số năm cấm thi tuyển đầu vào lớp 6, đến năm học 2019-2020, hình thức thi tuyển quay trở lại và lập tức các trường THCS được phụ huynh đánh giá là "hot" đều tổ chức thi tuyển; một số trường đặt tiêu chuẩn sơ tuyển là kết quả học bạ đẹp của những năm tiểu học.

Chị Hồ Thị Hải Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, năm nay chị đăng ký cho con vào 3 trường là Trường THCS Ngoại ngữ, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành.

Sáng nay, chị Hương đưa con đi thi chuyên ngữ, và "không nghĩ số lượng thí sinh lại đông như vậy. Đến nơi mình mới thấy "sốc" vì tỉ lệ chọi còn cao hơn đại học. Là trường thi đầu tiên, mình chỉ muốn con đi để cọ xát. Mục tiêu của con vẫn là đỗ vào trường Amsterdam".

Xác định đầu tư cho con vào trường Amsterdam ngay từ đầu cấp I, vì thế khi con vừa lên lớp 4, chị Hương bắt đầu tìm hiểu về các lớp luyện thi.

"Tiếng Anh con vừa học trung tâm để rèn giao tiếp, vừa học nhà cô vì mình nghĩ đề thi vẫn tập trung vào ngữ pháp phần nhiều. Toán, Văn con vẫn theo cô giáo từ năm lớp 4. Mình không muốn thay đổi lớp học của con quá nhiều".

Chị Hương cho biết, thi vào cấp 2 bây giờ cũng áp lực không khác gì đại học. "Chỉ mong con đỗ vào trường thì lên cấp 3 mới suôn sẻ được".

Nam sinh bị thiệt?

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng quy định này sẽ khiến các học sinh nam thiệt thòi hơn và khiến trường để lọt những học sinh thực sự có tố chất.

Bởi các nam sinh có thể rất thông minh, có tố chất rất tốt song lại thiếu đi sự chỉn chu, cẩn thận so với nữ sinh. Do đó, ở cấp tiểu học, tỷ lệ học sinh nữ có điểm số tuyệt đối sẽ cao hơn. Trong khi tố chất thì càng lớn càng thể hiện rõ nét hơn.

Chị Nguyễn Linh chia sẻ: “Để đạt điểm tròn 10 thì các bạn nữ sẽ có khả năng đạt được cao hơn các bạn nam nên tỷ lệ nữ nhiều hơn nam là phải. Bởi các bạn nữ thường có tính cẩn thận hơn nam và nhất là môn tiếng Việt, thường viết chính tả và trình bày sạch đẹp nữa. Nên cũng thật tiếc cho các bạn đạt 9 điểm”.
Do đó nhiều phụ huynh cũng cho rằng quy định này nên hạ xuống lấy điểm bài kiểm tra cuối kỳ từ 9 để không bỏ lọt những học sinh giỏi đáng tiếc.

Thanh Hùng - Thuý Nga

“1 chọi 30” vào lớp 6 chuyên Ngữ, phụ huynh chen kín sân trường

“1 chọi 30” vào lớp 6 chuyên Ngữ, phụ huynh chen kín sân trường

- Sáng nay 1/6, Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 6 khoá đầu tiên với số lượng dự thi lên đến 3.000 học sinh với tỷ lệ cạnh tranh là 1 chọi 30.