Trong đó, hơn 80% là lao động người dân tộc thiểu số và người nghèo. Sau khi học nghề, 86% người lao động đã có việc làm.

{keywords}
Gia Lai đào tạo nghề cho khoảng 30.000 lao động nông thôn sau 10 năm. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng.

Đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cho biết, để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát huy hiệu quả, hàng năm, tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo, chỉ đạo các địa phương chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động khi xác định được việc làm, nơi làm việc, có thu nhập ổn định sau học nghề. Công tác đào tạo nghề nhờ đó được triển khai có trọng tâm, trọng điểm với mục tiêu cao nhất là giúp lao động nông thôn nắm bắt nghề, có việc làm ổn định và từng bước nâng cao đời sống. Các địa phương cũng đã chủ động rà soát nhu cầu học nghề của người dân, sau đó xây dựng kế hoạch, mở lớp đào tạo nghề phù hợp.

Theo kế hoạch năm 2019, toàn tỉnh sẽ đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động nông thôn. Đến cuối tháng 10, số lao động được đào tạo đã đạt gần 80% kế hoạch.

Với giải pháp quyết liệt, cách làm thiết thực, chất lượng đào tạo nghề đã từng bước được nâng cao, tỉnh Gia Lai sẽ nhân rộng các mô hình đào tạo nghề phù hợp cho các địa phương, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Hải Nguyên

 

Năm 2019, Bình Dương tổ chức đào tạo nghề cho 1.960 lao động nông thôn

Năm 2019, Bình Dương tổ chức đào tạo nghề cho 1.960 lao động nông thôn

- Đó là kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Bình Dương năm 2019 mà UBND tỉnh này ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề.