Tại ngày hội tư vấn, các thí sinh và phụ huynh có cơ hội đặt ra những câu hỏi liên quan đến thông tin xét tuyển và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp để gửi tới giảng viên các khoa.

{keywords}

Thí sinh đặt câu hỏi tại buổi tư vấn tuyển sinh (Ảnh: Thúy Nga)

Một học sinh mạnh dạn đặt câu hỏi: “Em rất thích xem các chương trình truyền hình như "CEO - Chìa khóa thành công" hay "Thương vụ bạc tỉ". Em thích hoạt động kinh doanh nên học ngành Quản trị kinh doanh có phù hợp không? Em phải học ngành gì để có cơ hội cao làm giám đốc?”.

Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Lê Thái Phong, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngoại thương cho rằng, ước mơ này rất đáng khuyến khích vì Việt Nam đang trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Để khởi nghiệp được và trở thành giám đốc, sinh viên cần phải nỗ lực học tập không ngừng.

Ông cũng chia sẻ thêm: “Một cách chân thành, tôi cho rằng sẽ rất khó để trở thành giám đốc ngay lập tức mà cần phải có quá trình tích lũy dài lâu. Khi có đủ đam mê và sự trải nghiệm, các bạn sẽ có được bản lĩnh để khởi nghiệp và có thể trở thành một giám đốc giỏi trong tương lai”.

Để thực hiện hóa ước mơ này, theo ông, Quản trị kinh doanh là chuyên ngành phù hợp nhất.

“Khi học khoa Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương, sinh viên sẽ được học kiến thức, kĩ năng để làm kinh doanh. Ngoài ra, các thầy cô sẽ rèn cho sinh viên thái độ để trở thành nhà kinh doanh giỏi.

Trong năm 2019, sinh viên sẽ được học 4 chuyên đề sâu trong đó có khởi sự, đổi mới sáng tạo, đổi mới quản trị và khởi sự kinh doanh. Các kiến thức liên quan đến khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp từ đầu, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ”, ông Lê Thái Phong thông tin.

{keywords}

PGS.TS Lê Thái Phong, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngoại thương (Ảnh: Thúy Nga)

Một học sinh khác đặt ra câu hỏi về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. TS Phạm Thu Hương, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo cho biết, tỉ lệ sinh viên trường Đại học Ngoại thương có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp khoảng 97-98%.

Những nơi sinh viên có thể làm việc sau khi tốt nghiệp là trong các tổ chức quốc tế hay các doanh doanh có yếu tố nước ngoài; các doanh nghiệp tư nhân hoặc tự mình khởi nghiệp.

“Điểm mạnh của ĐH Ngoại thương chính là sự gắn kết giữa đào tạo trong nhà trường với nhu cầu của doanh nghiệp. Trường luôn quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp của sinh viên. Vì vậy, một tỉ lệ rất lớn các sinh viên làm trong doanh nghiệp nước ngoài, các công ty lớn sau khoảng 3-5 năm sẽ tự tách ra để khởi nghiệp riêng và đạt được những thành công ban đầu”.

{keywords}

TS Phạm Thu Hương, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (Ảnh: Thúy Nga)

Trả lời những băn khoăn về ngành Phân tích và Đầu tư tài chính và cơ hội việc làm của ngành học này trong tương lai, TS. Phan Trần Trung Dũng khoa Tài chính – Ngân hàng lấy dẫn chứng về 3 người giàu nhất thế giới là Jeff Bezos – Ông chủ đế chế Amazon, Bill Gates - Ông chủ của tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft và Warren Buffett  - Một nhà đầu tư tài chính nổi tiếng.

Ông Dũng khẳng định, nếu lựa chọn học ngành Phân tích và Đầu tư tài chính, mục tiêu của sinh viên sẽ trở thành những người “cực kỳ nhiều tiền” như Warren Buffett.

{keywords}

Thí sinh đặt câu hỏi tại buổi tư vấn tuyển sinh (Ảnh: Thúy Nga)

Cũng trong buổi tư vấn tuyển sinh, nhiều thắc mắc liên quan đến chỉ tiêu ngành học, cách thức xét tuyển được nêu ra.

Về chỉ tiêu xét tuyển, TS Phạm Thu Hương cho biết, năm 2019, nhà trường chủ trương tập trung vào chất lượng, chiều sâu, do đó, vẫn giữ chỉ tiêu tuyển sinh như năm 2018. Nhà trường cũng không mở thêm các chuyên ngành đào tạo mới, thay vào đó sẽ phát triển thêm chương trình mới trong các chuyên ngành đào tạo.

Ngoài phương thức xét tuyển qua kết quả kỳ thi THPT quốc gia, nhà trường còn áp dụng thêm 3 phương thức khác, gồm tuyển thẳng và hai phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và các em học trường chuyên; xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia bao gồm môn Toán và một môn không phải Ngoại ngữ.

TS Hương cho rằng việc đa dạng hóa phương thức tuyển sinh này sẽ giúp nhà trường có nhiều cách để lựa chọn những thí sinh sinh phù hợp với các chương trình đào tạo, giúp các em có nhiều con đường vào trường hơn.

Thúy Nga

Thí sinh nên cân nhắc đăng ký tối đa 5 nguyện vọng

Thí sinh nên cân nhắc đăng ký tối đa 5 nguyện vọng

Nói chuyện với học sinh Bắc Giang ngày 6/4, ông Mai Văn Trinh (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) lưu ý một số điều về thi THPT quốc gia năm 2019.