Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM thống nhất chủ trường xin phát triển Khoa Y thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe.

Theo GS.BS Đặng Vạn Phước, Trưởng khoa, Khoa Y đã có tên trong danh mục các trường y thế giới trong chuyên trang WDOMs (World Directory of Medical School) và là thành viên của IPSF.

Khoa Y đã đầy đủ điều kiện để trở thành trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM

{keywords}
Sinh viên trường Y (Ảnh: Thanh Tùng)

Dự kiến, đến năm 2025. Khoa Y sẽ nâng quy mô đào tạo trên 2.600 sinh viên và đến năm 2030 sẽ đào tạo 8 ngành bậc đại học.

Có ba ngành mới là Dinh dưỡng, Y học dự phòng, Kỹ thuật Y sinh.

16 chuyên ngành bậc thạc sĩ gồm Nội khoa, Ngoại khoa, Sản phụ khoa, Tai - Mũi - Họng, Ung thư, Khoa học Y sinh.

Hiện nay Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) có 89 giảng viên, 26 chuyên gia kiêm nhiệm và hơn 400 bác sĩ, dược sĩ thỉnh giảng thực hành. Khoa đang đào tạo 1.064 sinh viên thuộc 3 ngành là Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt. 

Theo đề án tuyển sinh được công bố vào năm 2019 của Khoa Y, mức học phí năm 2020-2021 với ngành Y khoa chất lượng cao là 60 triệu đồng/năm, ngành Răng-Hàm-Mặt chất lượng cao là 88 triệu đồng/năm, ngành Dược học chất lượng cao khoảng 55 triệu đồng/năm.

Lê Huyền

Học phí 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM giải trình gì với các Bộ?

Học phí 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM giải trình gì với các Bộ?

Tăng học phí lên cao nhất 70 triệu đồng/năm và sẽ tăng thêm 10% mỗi năm, Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã có báo cáo với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.