Sẽ “nâng cấp” bài kiểm tra tư duy

Năm 2020, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội triển khai đa dạng các phương thức xét tuyển khác nhau. Bên cạnh việc xét tuyển dựa trên hồ sơ năng lực của các thí sinh, đây cũng là năm đầu tiên nhà trường tổ chức theo phương án xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm bài kiểm tra tư duy.

Nhận thấy những ưu điểm của việc tuyển sinh từ kỳ thi riêng, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ kiện toàn và tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng để làm căn cứ xét tuyển cho mùa tuyển sinh năm 2021.

{keywords}

Hơn 5.500 thí sinh dự thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020

Theo đó, trường dự kiến trong bài kiểm tra tư duy, đặc biệt là phần đọc hiểu sẽ mở rộng một số chủ đề khác, tuy nhiên chủ yếu vẫn xoay quanh các vấn đề kỹ thuật - công nghệ. Đồng thời, bài thi cũng có những phần liên quan đến kiến thức văn hoá xã hội để kiểm tra năng lực đọc hiểu và nhận thức chung của thí sinh.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng bổ sung thêm tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa hoặc Hóa, Sinh) để tận dụng các kiến thức mà thí sinh học trong 3 năm phổ thông.

“Lợi thế của bài kiểm tra tư duy là thí sinh không thể học trước, học tủ. Vì thế, thông qua bài thi này, nhà trường sẽ tìm được những thí sinh có năng lực và thực sự phù hợp với môi trường của ĐH Bách Khoa Hà Nội - vốn có chương trình học tương đối nặng”, PGS Điền nói.

Có thể giảm chỉ tiêu theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT là một kênh xét tuyển tốt để các trường tìm kiếm sinh viên tiềm năng. Tuy nhiên, các trường cũng nên tính đến những phương thức xét tuyển mới.

“Bản chất của việc xét tuyển là sự cạnh tranh và chọn ra các em có năng lực phù hợp nhất với trường đại học. Theo quan điểm tự chủ tuyển sinh, các trường hoàn toàn có thể áp dụng những phương thức xét tuyển khác nhau như điểm học bạ, xét kết hợp giữa học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT,…”

Năm 2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự tính vẫn xét tuyển dựa trên 3 phương thức là xét theo các hồ sơ tài năng, trong đó bao gồm những em học trường chuyên, lớp chuyên và có học lực giỏi; các em có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt kết quả cao; các em đạt giải thưởng trong kỳ thi cấp tỉnh về các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh; xét tuyển kết hợp và xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT.

“Trường sẽ có sự cân nhắc để phân bổ chỉ tiêu hợp lý cho từng phương thức tuyển sinh. Tuy nhiên, nếu làm tích cực hai phương thức đầu, nhà trường sẽ tính đến việc giảm chỉ tiêu từ phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT”.

Đề cập đến vấn đề tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế, PGS Điền cho biết, kỳ thi đánh giá năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế rất tốt, nhưng cần phải có lộ trình để học sinh có kế hoạch ôn tập, chuẩn bị được các nội dung kiến thức cụ thể, tránh trường hợp gấp gáp đẩy thí sinh vào thế bị động.

Thúy Nga

Đại học Bách khoa Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất là 29,04

Đại học Bách khoa Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất là 29,04

Chiều 4/10, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm trúng tuyển vào trường năm 2020.

Đề kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Đề kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Bài kiểm tra tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội diễn ra trong thời gian 120 phút với hai phần Toán và Đọc hiểu. Trong đó, phần Toán có thời lượng 90 phút, chiếm 75% tổng số điểm của bài thi và phần Đọc hiểu có thời lượng 30 phút.