Danh sách phụ huynh ở tỉnh Sơn La có con được nâng điểm, sửa điểm tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 được công bố (nghề nghiệp và công việc, chưa nêu tên) lập tức tạo nên làn sóng phản ứng của dư luận.

Tất cả những người nằm trong danh sách này đều là cán bộ công chức trong cơ quan công quyền tại địa phương, nhiều người giữ cương vị lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị.

Là đại biểu Quốc hội của tỉnh Sơn La, đại biểu Đinh Công Sỹ nói đây là sự việc rất đáng buồn đối với Sơn La nói riêng và ngành giáo dục nói chung.

Theo đại biểu Đinh Công Sỹ, vụ việc không chỉ làm mất đi sự công bằng trong đánh giá kết quả thi cử mà còn làm mất niềm tin của người dân với nhiều lĩnh vực quan trọng, có tác động to lớn đối với xã hội như giáo dục, y tế, công an, an ninh quốc phòng…

Đặc biệt, nó tạo nên hình ảnh rất xấu về đội ngũ cán bộ công chức khi danh sách những người được công bố đều là người nắm giữ các vị trí trong các cơ quan công quyền của tỉnh.

{keywords}
Đại biểu Đinh Công Sỹ - đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Sơn La. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu tỉnh Sơn La, người đồng thời là Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nhấn mạnh quy định hiện nay nêu rõ những điều công chức được làm và không được làm.

“Nhưng thật buồn khi có những người còn là cán bộ trong ngành giáo dục, công an - trực tiếp đi tuyên truyền pháp luật về vấn đề này lại có hành vi vi phạm”, ông Sỹ nói.

Về hướng xử lý, đại biểu Sỹ bày tỏ quan điểm sau khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra được kết quả điều tra và xác định các phụ huynh này thực sự có ý định tham gia tác động bằng vật chất, quyền lực làm sai lệch kết quả thi, làm lợi cho mình và con thì phải xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Theo Hoài Thu/ Zing.vn

222 thí sinh được nâng điểm, phụ huynh không thể vô can!

222 thí sinh được nâng điểm, phụ huynh không thể vô can!

Phụ huynh không tham gia đường dây thì không ai nâng điểm cho con họ hết. Phụ huynh có muốn thì mới tham gia, nếu chồng không biết thì vợ phải biết và ngược lại.