ĐH Đại Nam xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo dựa vào chuẩn năng lực của điều dưỡng Việt Nam và Asean. Đồng thời, nhà trường ký kết hợp tác đào tạo và việc làm với Nhật Bản để hỗ trợ tối đa cho sinh viên.

Đây là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam tại ội thảo quốc tế “Điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi tại Việt Nam, bài học từ Nhật Bản” diễn ra ngày 9/6/2018. Sự kiện do ĐH Đại Nam phối hợp cùng tổ chức Hỗ trợ nguồn nhân lực Châu Á (AJK) và Hiệp hội Kinh doanh phúc lợi quốc tế (KFJK) chủ trì.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều dưỡng cùng với 3 yếu tố điều trị, thuốc/TTBYT, hậu cần  là nhưng yếu tố quan trọng hình thành bốn trụ cột cho hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh. Thực trạng nhân lực điều dưỡng hiện nay tại Việt Nam còn đang thiếu về số lượng và chất lượng.

Nhu cầu về dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày càng gia tăng ở mọi quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát như Đức, Mỹ, Canada, Nhật Bản…. Trước bối cảnh như vậy, trường ĐH Đại Nam phối hợp với tổ chức Hỗ trợ nguồn nhân lực Châu Á (AJK) và Hiệp hội Kinh doanh phúc lợi quốc tế (KFJK) chủ trì Hội thảo quốc tế “Điều dưỡng và chăm sóc người lớn tuổi tại Việt Nam, bài học từ Nhật Bản”.

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các diễn giả đến từ Nhật Bản và các học giả, nhà quản lý đến từ các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Tại hội thảo, 04 báo cáo điển hình đã được trình bày. Trước tiên là 02 báo cáo về bài học kinh nghiệm đến từ Nhật Bản “Các khái niệm cơ bản về dịch tễ học” - do GS. Koji Kawakami - Chủ tịch Trường Y khoa và Sức khỏe cộng đồng, Đại học Kyoto báo cáo và “Khái niệm về điều trị y tế tiên tiến tại Nhật Bản” - do GS. Norihiro Matsuoka - Đại học Kyoto.

{keywords}
GS Norihiro Matsuoka M.D trường ĐH Kyoto, Chủ tịch Tập đoàn Y khoa Nhật Bản.

GS Norihiro Matsuoka đã nêu lên những dự án hợp tác khả thi trong lĩnh vực điều dưỡng. GS Norihiro Matsuoka cũng nhấn mạnh Nhật Bản đang đưa ra chính sách thu hút nguồn nhân lực bổ sung từ nước ngoài, trong đó nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn từ Việt Nam. Đây là cơ hội lớn đối với sinh viên Điều dưỡng nói chung và trường Đại học Đại Nam nói riêng trong việc tham gia chương trình đào tạo nghề tiên tiến tại Nhật Bản.

Tiếp nối báo cáo trên, bà Đoàn Quỳnh Anh, đại diện Bộ Y tế đã đưa ra một bức tranh chi tiết về “Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành điều dưỡng tại Việt Nam trong 5-10 năm tới”. Báo cáo đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển của ngành điều dưỡng trong thời gian tới.

Với tư cách là một cơ sở đào tạo, nhằm góp phần đào tạo ra cử nhân điều dưỡng đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động, ĐH Đại Nam đã đem đến hội thảo “Chuẩn nghề nghiệp ngành điều dưỡng tại Việt Nam; chương trình nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân điều dưỡng tại ĐH Đại Nam đáp ứng nhu cầu xã hội” do PGS Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Phó Chủ tịch Hội nội khoa Việt Nam, Phó hiệu trưởng trình bày.

{keywords}
Đại diện Bộ y tế, ĐH Đại Nam và Nhật bản tham luận trong hội thảo
{keywords}
 
{keywords}
Buổi hội thảo mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai

Để thực thi chính sách đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nêu trên, TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam chia sẻ: "Trường Đại học Đại Nam xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo dựa vào chuẩn năng lực của điều dưỡng Việt Nam và Asean.

Chương trình nội dung và phương pháp đào tạo cử nhân điều dưỡng tại ĐH Đại Nam đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà trường đã ký kết hợp tác liên kết đào tạo và việc làm với Nhật Bản để hỗ trợ tối đa cho sinh viên như: hỗ trợ hoàn toàn kinh phí học tiếng Nhật, bố trí thực tập hưởng lương tại các cơ sở điều dưỡng tại Nhật Bản để học luôn đi đôi với thực hành”.

{keywords}
Ông Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam cũng tham gia thảo luận

Thông qua buổi hội thảo lần này, ĐH Đại Nam mong muốn góp một phần sức lực vào việc nâng cao năng lực của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe thông qua đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

Doãn Phong