Đại diện gần 30 trường trung cấp ngành y dược kiến nghị Chính phủ giao không giao các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về Bộ Lao động Thương binh Xã hội như nghị quyết mới đây.

Ý kiến được thống nhất tại hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng và trung cấp y dược diễn ra sáng nay, 15/9.

Theo đó, đại diện các trường trung cấp cho rằng, để đảm bảo chất lượng đào tạo thì phải chuẩn hóa hệ thống giáo dục đào tạo, do đó, Chính phủ nên giao toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân cho Bộ GD-ĐT quản lý sẽ phát huy tốt nhất chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

{keywords}
Ông Lê Trọng Ngọc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y khoa Hà Nội, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: Lê Văn.

“Bộ GD-ĐT đã có công văn đề nghị Chính phủ giao việc giáo dục nghề nghiệp cho Bộ này quản lý và các trường trung cấp đồng tình với kiến nghị này của Bộ GD” – ông Lê Trọng Ngọc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y khoa Hà Nội, chủ trì hội thảo khẳng định trong kết luận hội thảo.

Nếu Chính phủ vẫn giữ quyết định tại Nghị quyết mới đây là giao các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề cho Bộ Lao động Thương binh Xã hội thì các trường trung cấp y dược mong muốn vẫn thuộc Bộ GD-ĐT.

“Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị đã nêu rõ, ngành y tế là ngành đặc biệt phải được đào tạo đặc biệt và sử dụng đặc biệt” – ông Ngọc cho hay.

Trong khi đó, ông Lương Quang Ngọc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bến Thành cho rằng, Nghị quyết của Chính phủ giao các trường trung cấp, cao đẳng cho Bộ Lao động quản lý khiến các trường trung cấp thực sự hoang mang.

“Các trường hoàn toàn không biết đi đâu, về đâu, khi nào và mô hình ra sao” – ông Ngọc đặt câu hỏi.

Theo ông Ngọc, nếu các trường trung cấp, chuyên nghiệp được chuyển về Bộ Lao động thì các trường trung cấp, chuyên nghiệp sẽ rất khó tuyển sinh vì học sinh, phụ huynh hiện nay không thích trường nghề.

Ông Ngọc cho biết, nhiều trường nghề hiện nay chỉ muốn bỏ chữ nghề đi để tuyển sinh dễ hơn một chút nhưng quy định không cho phép như vậy.

Bên cạnh đó, ông Ngọc cho rằng, nếu chuyển các trường trung cấp, cao đẳng về Bộ Lao động trở thành các trường nghề thì cũng không biết học sinh học liên thông kiểu gì.

“Nhiều trường đại học hiện nay nói thẳng là nếu cao đẳng nghề thì không nhận liên thông” – ông Ngọc nói. “Điều này ảnh hưởng tới chủ trương học tập suốt đời của học sinh”.

Bên cạnh đó, ông Ngọc cũng cho rằng, nếu các trường trung cấp, cao đẳng về Bộ Lao động cũng ảnh hưởng tới chính sách phân luồng đang được các Sở GD-ĐT làm khá tốt mấy năm nay.

“Giờ đây khi các trường trung cấp, cao đẳng được giao về Bộ Lao động thì liệu các Sở GD-ĐT có còn tích cực làm công tác này nữa hay không?” – ông Ngọc phân tích.

{keywords}
Ông Lê Quang Ngọc, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bến Thành. Ảnh: Lê Văn.

Kiến nghị xem xét lại thông tư ngừng nhận hệ trung cấp

Tại cuộc hội thảo, hầu hết các ý kiến từ các trường trung cấp y dược cũng phản ứng gay gắt với Thông tư liên tich số 25/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ trong đó quy định, từ năm 2021 các bệnh viện, cơ sở y tế toàn quốc sẽ ngừng nhận điều dưỡng, kỹ thuật viên y học, dược sĩ, nữ hộ sinh, hộ lý... hệ trung cấp.

Theo quy định này, từ năm 2018, các trường trung cấp y dược sẽ phải ngừng đào tạo ngành Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật y học và từ năm 2025 sẽ bỏ hẳn chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn ngành y tế.

Đại diện các trường trung cấp y dược cho rằng, thông tư này được ban hành vội vàng và cần có lộ trình để xã hội chuyển đổi phù hợp.

Bà Trần Lệ Hằng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y Dược Vạn Hạnh cho biết, thông tư này khiến các cán bộ hệ trung cấp ở các bệnh viện và các cơ sở y tế đổ xô đi học bằng cao đẳng để đáp ứng yêu cầu.

Điều này gây ra lãng phí về thời gian và tiền bạc trong khi chất lượng tay nghề của các cán bộ này không được nâng lên bao nhiêu. Đó là chưa kể, các bệnh viện và cơ sở y tế cũng phải tính toán chi phí để trả lương cho các cán bộ này sau khi họ đã có bằng cao đẳng.

Ông Phạm Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Tệu Tĩnh cho rằng, quy định này của thông tư thực chất là “chặt chân chặt tay” các trường trung cấp và buộc các trường phải giải thể hoặc đóng cửa vì không còn tuyển sinh được nữa.

Tôi biết nhiều trường đã phải tinh giản biên chế, chỉ giữ lại ban giám hiệu và một số phòng ban cơ bản vì tuyển sinh quá khó khăn” – ông Minh cho biết.

Trong khi đó, ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trung cấp Bách khoa TP. HCM cho rằng, các trường trung cấp ngoài công lập được hình thành do chính sách xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. Đến nay, Đảng và Nhà nước thay đổi cơ chế, nói không cần là không cần ngay.

Vậy tài sản, công sức của chúng ta có nguy cơ phá sản thì ai chịu trách nhiệm” – ông Sáng đặt vấn đề.

Đồng tình với ý kiến này, ông Lê Trọng Ngọc cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế chính sách để bảo hộ cho nhà đầu tư cho phù hợp. “Gần đây CP quan tâm các nhà đầu tưthì đầu tư cho nguồn nhân lực phải quan tâm số 1”.

Từ đó, đại diện các trường trung cấp nghề kiến nghị Chính phủ xem xét cơ chế để các trường trung cấp y dược được nâng cấp thành trường cao đẳng đào tạo y dược 3 năm theo yêu cầu của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.

Lê Văn