- Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sáng nay (7/6), Bí thư thành ủy Đinh La Thăng cho rằng TP.HCM là đô thị đặc biệt. Các cơ chế, chính sách giáo dục ở đây mà thành công thì nhân rộng ra cả nước sẽ thành công.

Trong buổi làm việc này, ông Thăng đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm những gì luật đã lỗi thời, hoặc chưa quy định. Để hội nhập được toàn diện, thành phố phải có đề án tổng thể về giáo dục, đào tạo.

{keywords}
Buổi làm việc giữa Bộ GD-ĐT với TP.HCM sáng 7/6

Đề án này  được xây dựng dựa trên luận cứ khoa học về giáo dục đào tạo, không phụ thuộc vào ý chí chính trị hay ý chí chủ quan nào.

“Đã hội nhập phải chấp nhận kinh tế thị trường, vì vậy giáo dục đào tạo cũng phải theo thị trường” – ông Thăng nói.

Theo ông Thăng, TP.HCM có văn hóa riêng mang "đặc trưng Nam Bộ". Chương trình giáo dục - đào tạo cũng phải duy trì được  bản sắc như nghĩa khí, hào sảng, không vụ lợi, dấn thân…của con người ở đây.

Trong các chương trình phổ thông và đại học phải xây dựng được cho học sinh, sinh viên lý tưởng tạo dựng sự nghiệp cho bản thân, nền tảng cho gia đình, ý chí phục vụ Tổ quốc, xã hội.

{keywords}
Ông Đinh La Thăng: "“Chúng ta phải cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh chứ không chỉ là những sản phẩm giỏi công nghệ thông tin, toán, hay văn học, ngoại ngữ". Ảnh: Đinh Tuấn

“Chúng ta phải cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh chứ không chỉ là những sản phẩm giỏi công nghệ thông tin, toán, hay văn học, ngoại ngữ. Đề án phải đạt được những mục tiêu trên. Khi thực hiện sẽ phải có thời gian lâu dài, nhưng cái gì làm được ngay thì làm ngay".

Bí thư Thăng nhắc tới vấn đề gây bức xúc với nhiều phụ huynh:

“Chúng ta phải cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh chứ không chỉ là những sản phẩm giỏi công nghệ thông tin, toán, hay văn học, ngoại ngữ. Đề án phải đạt được những mục tiêu trên. Khi thực hiện sẽ phải có thời gian lâu dài, nhưng cái gì làm được ngay thì làm ngay. Ví dụ như việc dạy thêm, học thêm phải bỏ ngay. Anh Sơn (Giám đốc Sở GD-ĐT) đưa ra rất nhiều lý do có lý về dạy thêm, học thêm nhưng quốc tế có dạy thêm, học thêm đâu mà học sinh vẫn giỏi”.

Ông Thăng yêu cầu, phải dứt khoát trong năm nay không được có dạy thêm, học thêm. Việc bồi dưỡng cho học sinh giỏi và yếu kém dứt khoát phải làm. “Trước đây thầy cô có lấy tiền bồi dưỡng đâu mà vẫn làm được, bây giờ tại sao không. Việc thành lập các trung tâm văn hóa ngoài giờ, hiện nay đã có các trung tâm TDTT thì có thể thêm danh mục đào tạo văn hóa, chứ tuyệt đối không được mở dạy thêm văn hóa tại trường học".

Giáo viên "bật" lại yêu cầu cấm dạy thêm trong trường

Thành ủy TP.HCM vừa có yêu cầu ngành GD-ĐT thành phố “kể từ năm học 2016 - 2017 chấm dứt việc tổ chức học thêm, dạy thêm tại các trường trên địa bàn thành phố. Giáo viên trên địa bàn đã chia sẻ quan điểm.

Về xã hội hóa giáo dục, đào tạo, ông Thăng cho rằng trong điều kiện định hướng xã hội chủ nghĩa, đối với người nghèo có thể bao cấp hoàn toàn, còn với các đối tượng khác phải thu đủ

“Chúng ta có ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo, nhưng chỉ có thế thì không bao giờ đủ. Nhiều nơi chỉ cần cấp đất là người ta cóthể làm được trường mầm non, thì cần gì phải xin biên chế. Mà bây giờ có xin cũng không được vì Chính phủ đang xiết chặt vấn đề này. Năm nào thành phố cũng hứa sẽ giảm tải, hứa làm bể bơi…nhưng đất không có, tiền không có, không làm được.Không xã hội hóa không làm được. Đối tượng nghèo miễn phí, đối tượng có điều kiệnphải cùng chung tay với thành phố”.

Ông Thăng cũng đề nghị Bộ không phân biệt trường công, trường tư và đặt câu hỏi tại sao Bộ chỉ đề xuất 21 trường trọng điểm của Nhà nước là trường công?

“Có rất nhiều trường tư còn hơn trường công sao không đưa vào trọng điểm? Trọng điểm không phải để lấy tiền Nhà nước mà để có được cơ chế phát triển. Tôi đề nghị ngoài 21 trường Bộ đã công bố, Bộ cầnđưa ra tiêu chí để các trường khác phấn đấu đạt trường trọng điểm”.

Ông Thăng đề nghị Bộ đưa chương trình giáo dục khởi nghiệp vào nhà trường, để từ học sinh tới sinh viên mang tinh thần khởi nghiệp: "TP.HCM phải là đầu tàu về khởi nghiệp, nuôi ý chí, khát vọng khởinghiệp cho lớp trẻ, để họ vươn lên chính đáng chứ không phải ra trường là nhămnhăm xin vào nhà nước. Tư duy đó là không được”.

Ông Thăng đề nghị Bộ thực hiện phân cấp, ủy quyền cho thành phố. 

“Bộ đừng sợ mất quyền hay thành phố làm sai. Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất về giáo dục, đào tạo. Nếu TP.HCM có cơ chế đột phá, kinh tế tăng trưởng sẽ không chỉ là 12%”.

Theo ông Thăng, với cơ chế hiện nay không xử lý được cán bộ,“thành tích chung mà trách nhiệm chung”.

  • Ngân Anh - Lê Huyền

CHUYẾN LÀM VIỆC CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GD-ĐT TẠI TP.HCM

NGÀY 7/6

NGÀY 8/6