Trong đó lao động có việc làm sau đào tạo chiếm 73%, nâng dần tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của tỉnh từ 18,9% lên 40%, phấn đấu đến năm 2020 đạt 45%.

Ông Nguyễn Tiến Cương, Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn cho biết, sau 10 năm thực hiện Chương trình 1956 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, về cơ bản, các đối tượng tham gia khi trở về cơ sở, gia đình thì nhận thức cũng thay đổi.

Người tham gia chương trình học nghề có kỹ năng nhất định hoặc nhận thức được những mặt khoa học để áp dụng vào công việc hằng ngày của gia đình.

“Về cơ bản các lao động tham gia đều thay đổi về nhận thức và mức sống của gia đình họ cũng tăng lên. Lấy ví dụ, trước đây khi chưa tham gia chương trình, mỗi gia đình chỉ nuôi 5-10 con gà để phục vụ ăn trong gia đình. Nhưng sau khi tham gia chương trình, họ nắm bắt được kiến thức khoa học cũng như kỹ năng trong chăn nuôi và về có thể triển khai nuôi được đàn từ 50 đến hơn 100 con gà. Giờ đây những gia đình nuôi trên 100 con gà hoặc 5-7 con lợn trở lên ở địa phương chúng tôi rất nhiều. Như vậy người dân cũng có thu nhập tăng thêm và mức sống của gia đình cũng cao hơn so với trước”, ông Cương nói.

Theo ông Cương, trong chương trình này, địa phương chú trọng đến công tác dạy, chuyển giao khoa học kỹ thuật theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Do vậy đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn có chỉ đạo đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là phải đào tạo tại chỗ như trực tiếp tại bờ ruộng,… “Đề người dân nhận thức được các kiến thức khoa học để áp dụng vào thực tiễn”, ông Cương nói.

{keywords}
Về cơ bản các lao động tham gia đều thay đổi về nhận thức và mức sống của gia đình họ cũng tăng lên". Ảnh: Nguyên Cao

“Trong thời gian gần đây, chúng tôi có hướng phối hợp với ngành nông nghiệp trong quá trình đào tạo để chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, để trong quá trình đào tạo thì người lao động có thể làm những việc có mức thu nhập cao hơn. Chúng tôi chuyển đổi cơ cấu 50-50. Tức người tham gia học nghề phi nông nghiệp khoảng 50% và nghề nông nghiệp 50%. Nhưng ngành nông nghiệp cũng chủ yếu tập trung vào những ngành nghề có công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp chứ không phải nông nghiệp đơn thuần”, ông Cương cho hay.

Hải Nguyên

Cần Thơ đặt chỉ tiêu cuối năm 2019 đào tạo nghề cho 5.520 lao động nông thôn

Cần Thơ đặt chỉ tiêu cuối năm 2019 đào tạo nghề cho 5.520 lao động nông thôn

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ cho biết địa phương đặt chỉ tiêu, cuối năm 2019 thực hiện đào tạo nghề cho 5.520 lao động nông thôn.