Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019.

Trong đó, về việc thí điểm mở rộng quyền tự chủ của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Chính phủ thống nhất cho phép trong giai đoạn 2019-2023 các trường này được thí điểm áp dụng tuổi nghỉ hưu cao hơn (không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ) đối với Chủ tịch Hội đồng trường theo quy định tại Khoản 3 Điều 187 Bộ luật Lao động.

Mục đích là để khuyến khích người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, có đủ sức khỏe, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ, tham gia Hội đồng trường để được bầu làm Chủ tịch Hội đồng trường nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Hội đồng trường. Cơ chế bầu chủ tịch Hội đồng trường phải đảm bảo sự khách quan, cạnh tranh, minh bạch, tìm đúng người tài đức trên cơ sở ứng viên trình bày chương trình hành động và đối thoại trước hội ngị cán bộ chủ chốt mở rộng toàn trường. Giao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi ban hành quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường với 3 trường trên.

Người lao động nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và có xác nhận của các trường này thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Trong Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ GD-ĐT xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đảm bảo chi tiết, chặt chẽ, không để phát sinh tiêu cực, gian lận thi cử. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở địa phương, cơ sở. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động có các giải pháp tổ chức kỳ thi an toàn tuyệt đối, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về tính nghiêm túc, trung thực, công bằng của kỳ thi.

Ngân Anh

Tổng bí thư: "Tập trung đổi mới mô hình quản trị, tự chủ đại học"

Tổng bí thư: "Tập trung đổi mới mô hình quản trị, tự chủ đại học"

Dự khai giảng sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng SV cần phải có kỹ năng để không bị robot thay thế như sáng tạo, hợp tác, phản biện.