Sáng 30/11, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội tổ chức lễ tổng kết kỳ thi tay nghề TP Hà Nội năm 2019. Kỳ thi tay nghề TP Hà Nội năm nay có 362 thí sinh tiêu biểu, xuất sắc đến từ 62 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn, tranh tài ở 26 nghề.

Ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc phụ trách Sở LĐTB&XH Hà Nội cho biết, kỳ thi tay nghề TP năm nay được đổi mới về phương án tổ chức thi đồng thời mở rộng nhiều ngành nghề đã tạo được sân chơi, hoạt động phong trào chuyên môn rộng rãi trong học sinh, sinh viên và người lao động. Qua đó, nhằm tôn vinh và tuyển chọn được những lao động trẻ có kỹ năng nghề xuất sắc, thành lập đội tuyển tham dự kỳ thi quốc gia và khu vực.

Trong quá trình thi, nhiều thí sinh đã có quyết tâm và nỗ lực rất lớn nên đạt điểm thực hành khá cao. Nhiều bài thi có điểm gần như tuyệt đối ở các nghề như Robot di động, Tự động hóa công nghiệp, Thiết kế Kỹ thuật cơ khí, Điện lạnh, Hàn, Lắp cáp mạng thông tin, Dịch vụ nhà hàng, Thiết kế đồ họa...

Trong kỳ thi đã xuất hiện nhiều thí sinh có trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng tay nghề xuất sắc, như các thí sinh Nguyễn Hồ Tùng Dương, Trịnh Hồng Sơn nghề Cơ điện tử của Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội...; thí sinh Tạ Thanh Thiên, nghề Điện tử, Trường CĐ nghề Công nghiệp Hà Nội; thí sinh Đỗ Thị Hường, nghề Điều dưỡng, Trường CĐ Y tế Bạch Mai; thí sinh Trần Văn Đạt, nghề Sơn Ô tô, Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội; thí sinh Nguyễn Thị Hoa, nghề Nấu ăn, Trường Trung cấp nghề Nấu ăn – Nghiệp vụ Du lịch và Thời trang Hà Nội....

{keywords}
Ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc phụ trách Sở LĐTB&XH Hà Nội trao giải Nhất cho 32 thí sinh tại Kỳ thi tay nghề TP Hà Nội năm 2019.

Ban tổ chức đã quyết định trao giải cho 296 thí sinh, bao gồm 32 giải Nhất, 43 giải Nhì, 114 giải Ba và 107 giải Khuyến khích. Ở nội dung thi Sát hạch, Ban tổ chức tuyển chọn được 48 thí sinh ở 24 nghề để huấn luyện tham dự Kỳ thi tay nghề quốc gia tổ chức vào năm 2020.

Trưởng ban tổ chức Nguyễn Thanh Nhàn cho rằng kết qủa của kỳ thi phần nào thể hiện được chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đơn vị sử dụng lao động. “Đây chính là động lực để mỗi đơn vị tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và đất nước” bà Nhàn nói.

Hải Nguyên

Hơn 81% lao động nông thôn của Đà Nẵng có việc làm sau học nghề

Hơn 81% lao động nông thôn của Đà Nẵng có việc làm sau học nghề

- Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng, nhiều mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ đã giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.