Câu 1: Vào dịp Tết năm Đinh Hợi (987), ông vua đầu tiên nào tiến hành lễ cày ruộng tịch điền?

A. Đinh Phế Đế

B. Lê Đại Hành

Đáp án: Dưới thời vua Lê Đại Hành của nhà Tiền Lê, thay vì vui chơi dịp Tết, nhà vua lại dành khoảng thời gian này để làm những việc có ích cho dân chúng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, dịp Tết năm 987, nhà vua “cày ruộng tịch điền ở núi Đọi và núi Bàn Hải”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, lễ cày ruộng tịch điền được diễn ra. Hoạt động này cũng được duy trì đến ngày nay.

C. Lê Trung Tông

 

Câu 2: Vào thời Lý, Trần, trong dịp Tết nhiều bậc thiên tử thường làm công việc trọng đại gì?

A. Đổi niên hiệu

Đáp án: Nhiều bậc thiên tử thời Lý, Trần thường tranh thủ thời gian đầu xuân năm mới để đổi niên hiệu, khẳng định thời trị vì của mình. Điển hình như vào năm Tân Mùi (1211), vua Lý Huệ Tông đổi niên hiệu là Kiến Gia. Vua Trần Thánh Tông chọn ngày mùng một Tết năm 1273 để đổi niên hiệu là Bảo Phù. Mùng một Tết năm Giáp Tý (1324), vua Trần Minh Tông đổi niên hiệu là Khai Thái. Vua Lê Thái Tông, đúng mùng một Tết năm Canh Thân (1440) đổi niên hiệu là Đại Bảo, …

B. Lập thê tử

C. Lập hoàng hậu

 

Câu 3: Vua chúa thường ban cho quan lại và hoàng tộc “đặc ân” gì vào dịp Tết?

A. Bạc vàng

B. Yến tiệc

Đáp án: Yến tiệc là một “đặc ân” vua chúa thường ban cho quan lại và hoàng tộc vào mỗi dịp Tết. Các bữa yến tiệc được chuẩn bị thịnh soạn và sang trọng hơn ngày thường với nhiều món "sơn hào hải vị". Đặc biệt, trong yến tiệc còn có bát trân - tám món ăn quý hiếm nhất cung đình gồm nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi, yến sào.

C. Rượu ngon

 

Câu 4: Vua Nguyễn tại Huế tổ chức lễ nghi gì trong dịp Tết?

A. Ban sóc

Đáp án: Vào thời vua Nguyễn ở Huế (1802-1945), khác với không khí Tết cổ truyền trong nhân gian, Tết trong Hoàng cung Huế được tổ chức rất long trọng với nhiều nghi lễ. Từ ngày mồng 1 tháng 12 (âm lịch), triều đình đã tổ chức lễ Ban sóc (phát lịch). Các loại lịch được phát gồm long lịch, loan lịch, phương lịch, tùy theo thứ bậc và phẩm trật mà ban lịch.

B. Khất thực

C. Chính kỵ

 

Câu 5: Trò chơi nào vua quan triều Nguyễn thường tổ chức vào mỗi dịp Tết?

A. Đầu hồ

Đáp án: Đầu hồ là trò chơi thường được vua quan triều Nguyễn tổ chức vào mỗi dịp Tết. Trò chơi này cần chuẩn bị một bó gồm 12 thẻ tre, một chiếc bình không đáy. Ở giữa chiếc bình và vị trí đứng, người ta đặt một miếng gỗ rộng 25 cm, dài 40 cm, cao khoảng 5 cm gọi là con ngựa hay con cóc. Khi chơi, vua chúa và quan lại đứng ở vạch cách bình khoảng 2,5 m. Sau đó, vua ném thẻ gỗ về phía trước, sao cho thẻ gỗ đập vào con cóc rồi nảy lên rơi vào miệng bình. Thẻ rơi trúng bình sẽ gõ vào trống nhỏ đặt dưới đế, phát ra tiếng “binh! binh!” báo hiệu thắng lợi.

B. Trình diễn thư pháp

C. Bài vụ

 Thúy Nga

Làm thế nào sống sót trong tình huống nguy cấp này?

Làm thế nào sống sót trong tình huống nguy cấp này?

Những kỹ năng sinh tồn là điều bất cứ ai cũng cần trang bị để có thể xử lý và sống sót trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm.