Câu 1: Vị tướng nào khiến kẻ thù nể phục không dám gọi tên?

A. Lê Phụng Hiểu

B. Phạm Ngũ Lão

C. Trần Hưng Đạo

Đáp án: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từng 3 lần cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân Mông - Nguyên. Theo nhiều tài liệu lịch sử, quân Mông - Nguyên bấy giờ rất sợ uy danh của ông, thậm chí không dám gọi thẳng tên húy. Mỗi khi nói về ông, chúng chỉ dám dùng từ An Nam Hưng Đạo Đại vương.

 

Câu 2: Vạn Lý Trường Thành cũng không giúp nhà Tần ngăn được quân Hung Nô. Thế nhưng một thần tướng Việt đã làm được điều này. Người đó là ai?

A. Trần Lư

B. Trần Quốc khái

C. Lý Ông Trọng

Đáp án: Khi đi sứ Trung Quốc, Lý Ông Trọng từng giúp Tần Thủy Hoàng đánh tan quân Hung Nô quấy nhiễu. Sau khi ông về nước, Hung Nô biết tin lại mang quân đánh phá. Tần Thủy Hoàng cho đúc pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng, đặt ở cửa Tư Mã, kinh đô Hàm Dương. Mỗi khi thấy quân Hung Nô từ xa kéo đến, hàng chục binh lính Tần lại dùng sức đẩy cho bức tượng cử động. Quân Hung Nô lầm tưởng Lý Ông Trọng nên không tấn công nước Tần nữa.

 

Câu 3: Vị tướng nào khiến địch chỉ vừa nghe tên đã cởi giáp quy hàng?

A. Lê Khôi

Đáp án: Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ buổi đầu, sau này Lê Khôi được lệnh dẫn quân tiên phong, đem binh bản bộ tiến trước, xông phá tan đồn quân ở trên, vượt Ly Giang, đến cửa biển Thi Nại, rồi vượt biển đến đất giặc. Tướng giặc biết là quân của ông, gọi sang hỏi: “Có phải ông Tư mã đấy chăng?”. Ông liền bỏ mũ trụ ra để cho chúng thấy mặt. Giặc nhìn thấy đều xuống ngựa sụp lạy, mang biếu sản vật, rồi không dám đánh lại ông nữa. Ông đến đâu, giặc tan vỡ đến đấy".

B. Lê Hoàn

C. Lê Khải

 

Câu 4: Vị vua - vị tướng nào khiến quân Xiêm "sợ như cọp"?

A. Nguyễn Ánh

B. Nguyễn Huệ

Đáp án: Xứng đáng là một trong những vị vua giỏi chiến trận nhất trong số các vua chúa nước Việt, trên chiến trường, Quang Trung chỉ có tiến, không lùi. Với lối hành quân thần tốc, Quang Trung - Nguyễn Huệ từng khiến thù trong giặc ngoài khiếp sợ. Chính sử nhà Nguyễn dù rất ghét, vẫn phải miêu tả ông thuộc hàng dũng tướng bậc nhất, quân Xiêm sau trận thua Rạch Gầm - Xoài Mút thì sợ ông như cọp."

C. Trần Nhân Tông

 

Câu 5: Vị tướng nào được gọi với biệt danh “hổ tướng đứng đầu của nhà Tây Sơn”?

A. Võ Văn Dũng

Đáp án: Võ Văn Dũng chính là hổ tướng đứng đầu của nhà Tây Sơn. Nguyễn Nhạc từng ca ngợi ông: "Phá giặc ở trong núi thì dễ / Thắng được cây đao của Võ Văn Dũng mới khó".

B. Võ Đình Tú

C. Trần Quang Diệu

Thúy Nga

Người thầy nào có 3 học trò từ nông dân trở thành bậc đế vương?

Người thầy nào có 3 học trò từ nông dân trở thành bậc đế vương?

 - Có tới 2 học trò là hoàng đế và một người xưng vương, thầy giáo này được mệnh danh là nhà giáo văn võ song toàn bậc nhất sử Việt.