Câu 1: Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ bao nhiêu vị thần?

A. 1

B. 2

C. 3

Đáp án: Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy, người Việt vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.

 

Câu 2: Vì sao cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp?

A. Vì hết chu trình một vòng quay trái đất

B. Vì là ngày “mở cổng trời”

Đáp án: Ngày 23 tháng Chạp theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời", tức là thời điểm 3 hành tinh Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất ở trên một quỹ đạo. Nếu ông Công ông Táo lên chệch ngày thì “cổng trời” sẽ đóng, chính vì vậy sẽ không thể vào tâu với Ngọc Hoàng. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này. Thời gian đẹp nhất diễn ra từ tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch đến trưa ngày 23.

C. Vì là ngày linh thiêng

 

Câu 3: Ông Công ông Táo lên chầu trời làm gì?

A. Tâu về việc làm ăn ở nhân gian

B. Tâu việc trị an ở nhân gian

C. Tâu việc thiện ác ở nhân gian

Đáp án: Tác giả Minh Đường trong Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên ghi, trong các vị thần, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của nhân gian với vai trò là “tay chân” của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà. Thường ngày, Táo quân ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu. Vì vậy, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể.

 

Câu 4: Tại sao người Việt cúng cá chép vào Tết ông Công ông Táo?

A. Vì cá chép tượng trưng cho sự tròn đầy

B. Vì quan niệm cá chép hóa rồng

Đáp án: Trong âm dương, cá chép tượng trưng cho tính âm, đồng nhất với mặt trăng nên có thể bay lên được. Và chỉ cá chép mới có thể hóa rồng. Do vậy, việc thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp mang quan niệm tiễn ông Táo về trời, đồng thời thể hiện ước nguyện của dân gian về một năm mới khang thịnh, vạn sự tốt lành.

C. Vì cá chép tượng trưng cho sự may mắn.

 

Câu 5: Lễ vật cúng ông Công ông Táo thường bao gồm những gì?

A. Cá chép, trầu cau, rượu, hoa quả, xôi trắng, gà luộc

Đáp án: Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo cần chuẩn bị gồm: cá chép, gà luộc, xôi trắng, thịt lợn luộc, tiền vàng, trầu cau, rượu, hoa quả, … Ngoài ra cần chuẩn bị thêm sớ hoặc có thể in văn khấn để đốt cùng tiền vàng. Đối với quần áo mua cúng các vị thần cần chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó có đồ dành cho 2 vị thần nam và 1 vị thần nữ.

B. Cá chép, rượu, hoa quả, xôi trắng, gà luộc, bánh trôi

C. Cá chép, rượu, bánh chưng, hoa quả, xôi trắng, gà luộc

Thúy Nga

Những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” của các vua chúa Việt Nam

Những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” của các vua chúa Việt Nam

Trải qua hàng nghìn năm, các triều đại phong kiến Việt đã xác lập nhiều kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” liên quan đến ngôi thiên tử.