“Tây Sơn ngũ phụng thư” là danh hiệu mà người đời dùng để nói về năm người nữ kiệt tài năng nhất của nhà Tây Sơn.

Câu 1: Nữ tướng nào sau đây là một trong 5 thành viên của “Tây Sơn ngũ phụng thư”?

A. A. Huỳnh Thị Cúc

B. B. Bùi Thị Nhạn

C. C. Cả 2 người trên

Đáp án chính xác là cả hai người.

Tây Sơn ngũ phụng thư là danh hiệu người đời dùng để nói về 5 người phụ nữ, đồng thời cũng là nữ tướng nổi bật của nhà Tây Sơn, bao gồm Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Lan.

 

Câu 2. Trong nhóm Tây Sơn ngũ phụng thư, ai từng đánh hổ cứu chồng?

A. A. Bùi Thị Nhạn

B. B. Bùi Thị Xuân

Đáp án chính xác là Bùi Thị Xuân.

Trong Tây Sơn ngũ phụng thư thì nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là người đã từng có công đánh hổ cứu chồng. Theo sách Võ Nhân Bình Định, trong một lần vào rừng đi săn, Bùi Thị Xuân trông thấy một chàng thanh niên đang đánh nhau với hổ dữ, chàng bị thương, máu chảy đầm đìa, không hề suy nghĩ, cô gái trẻ họ Bùi lập tức xông vào giúp sức chàng thanh niên đánh bại hổ dữ. Sau cuộc chiến sinh tử này, giữa hai người phát sinh tình cảm, về sau trở thành vợ chồng.

C. C. Trần Thị Lan

 

Câu 3. Chồng của nữ tướng Bùi Thị Xuân là ai?

A. A. Võ Văn Dũng

B. B. Võ Đình Tú

C. C. Trần Quang Diệu

Đáp án chính xác là Trần Quang Diệu.

Chồng của nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là Trần Quang Diệu – một trong thất hổ tướng của nhà Tây Sơn. Trần Quang Diệu quê ở Quảng Nam nhưng về sau gia đình chuyển vào Bình Định sinh sống. Tại đây, ông được võ sư gốc hoa Diệp Đình Tòng nhận làm đệ tử, truyền dạy võ công cho. Sau này, Trần Quang Diệu xuống núi, gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, trở thành danh tướng đánh đông dẹp bắc, lập nên rất nhiều chiến công, được phong làm Thái phó. Hai vợ chồng Bùi Thị Xuân – Trần Quang Diệu đã đi suốt hành trình hơn 30 năm của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, cho đến khi cả nhà bị Nguyễn Ánh giết hại năm 1802.

 

Câu 4. Ngoài võ nghệ, nữ tướng Bùi Thị Xuân còn có biệt tài nào sau đây?

A. A. Văn thơ

B. B. May vá

C. C. Thuần voi

Đáp án chính xác là thuần voi.

Ngoài võ công hơn người, nữ tướng Bùi Thị Xuân còn có biệt tài thuần dưỡng voi. Cho đến nay, gò Xuân Hòa – nơi bà thường luyện voi đánh trận ở Bình Định vẫn được biết đến cái tên “gò tập voi”. Nhờ tài thuần dưỡng voi, Bùi Thị Xuân đã xây dựng được đội quân voi chiến lên tới hàng trăm con, bản thân bà trở thành nữ Đô đốc duy nhất của nhà Tây Sơn. Trong thời đi theo nhà Tây Sơn, binh đoàn voi của bà đã lập được rất nhiều chiến công trên chiến trường, khiến quân Nguyễn, quân Xiêm, quân Thanh bao phen kinh hồn bạt vía.

 

Câu 5. Viên tướng nào của đội quân xâm lược Xiêm đã bị Bùi Thị Xuân chém bay đầu?

A. A. Chiêu Tăng

B. B. Chiêu Sương

C. C. Lục Côn

Đáp án chính xác là Lục Côn.

Theo lời cầu cứu của Nguyễn Ánh, năm 1785 vua Xiêm cử các viên tướng như Chiêu Tăng, Chiêu Sương, Lục Côn mang 5 vạn quân sang xâm lược nước ta ở miền Tây Nam Bộ. Nghe tin kẻ thù kéo đến, Nguyễn Huệ nhanh chóng dẫn quân vào Nam đánh giặc. Trong trận đánh nổi tiếng ở Rạch Gầm – Xoài Mút vào đêm 19 rạng sáng 20 tháng 1 năm 1785, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã chém bay đầu viên tướng Xiêm là Lục Côn. Tương truyền, khi đối mặt với vẻ đẹp kiều diễm cùng đường kiếm đẹp mắt của Bùi nữ tướng, viên tướng Xiêm trong thoáng chốc đã sững sờ, bị bà đoạt thủ cấp.

 

Câu 6. Trong Tây Sơn ngũ phụng thư, ai về sau được phong làm chính cung hoàng hậu của vua Quang Trung?

A. A. Trần Thị Lan

B. B. Nguyễn Thị Dung

C. C. Bùi Thị Nhạn

Đáp án chính xác là Bùi Thị Nhạn.

Bùi Thị Nhạn quê ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay, bà là em gái của Bùi Đắc Tuyên, đồng thời cũng là cô ruột của Bùi Thị Xuân. Giỏi võ nghệ, có tài chỉ huy chiến trận nên đương thời bà được liệt vào nhóm Tây Sơn ngũ phụng thư. Sau khi vợ cả qua đời, Nguyễn Huệ đã cưới Bùi Thị Nhạn làm vợ, sau khi lên ngôi, vua Quang Trung đã phong bà làm Chính cung hoàng hậu. Vua Quang Trung qua đời, con trai bà là Nguyễn Quang Toản lên ngôi vua (Cảnh Thịnh). Khi nhà Tây Sơn sụp đổ năm 1802, để không rơi vào tay quân Nguyễn, bà đã tự sát.

Tiểu Uyên

Vị giáo sư sinh năm Tuất từng là bộ trưởng hai bộ

Vị giáo sư sinh năm Tuất từng là bộ trưởng hai bộ

Tạ Quang Bửu sinh năm Canh Tuất (1910-1986), quê ở Nghệ An. Ông vừa là nhà toán học, vừa là nhà hoạt động khoa học.

Trận thủy chiến lớn nhất sử Việt, sánh ngang Xích Bích thời Tam Quốc?

Trận thủy chiến lớn nhất sử Việt, sánh ngang Xích Bích thời Tam Quốc?

Lịch sử nước ta từng chứng kiến những trận thủy chiến kinh điển, vang danh mãi ngàn năm. Trong đó có trận đánh gây chấn động cả thế giới thời bấy giờ.

Ai là quan thanh liêm khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa?

Ai là quan thanh liêm khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa?

Dưới thời nhà Nguyễn, có nhiều vị quan thanh liêm được lịch sử ghi nhận.

Vị nào được gọi là Khúc Tiên chúa?

Vị nào được gọi là Khúc Tiên chúa?

Họ Khúc là dòng họ nắm quyền cai trị Việt Nam đầu thế kỷ X, mở đầu thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Thái hậu nào từng cho xây hơn 150 ngôi chùa để sám hối tội lỗi?

Thái hậu nào từng cho xây hơn 150 ngôi chùa để sám hối tội lỗi?

Sinh thời, bà là Thái hậu rất giỏi trị nước, nhưng vì tranh đoạt quyền lực, bà đã phạm phải tội lớn, ép chết Hoàng hậu và 72 cung nữ. Khi nhận thức được sai lầm của mình, bà đã cho xây tới 100 ngôi chùa để sám hối.

Chúa Nguyễn nào giúp người Việt lần đầu đánh bại hạm đội châu Âu trên biển?

Chúa Nguyễn nào giúp người Việt lần đầu đánh bại hạm đội châu Âu trên biển?

Trong giai đoạn đầu được cử vào cai quản Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã xây được một vùng lãnh thổ hùng mạnh, có thể đánh bại bất cứ thế lực ngoại bang nào.