Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ.

Hãy trắc nghiệm xem bạn đã biết những gì!

Vụ án xử tội nhận hối lộ lớn nhất ở nước ta thời kỳ phong kiến xảy ra dưới thời vua nào?

A. Vua Tự Đức

Đáp án chính xác là xảy ra dưới thời vua Tự Đức.

Tháng 12/1854, thương nhân Trung Quốc là Chu Trung Lập gửi đơn lên triều đình tố giác quan lại địa phương ăn của đút lót thương thuyền ngoại quốc. Tự Đức phái quan Quản viện đô sát điều tra. Chiếu theo Hoàng Việt luật lệ, 17 người bị xử tội chết, 25 người bị lưu đày, 12 người bị làm lao dịch, 8 người bị phạt đánh gậy và cách chức. Nhiều quan lớn liên quan bị trừng phạt nặng nề.

B. Vua Minh Mạng

C. Vua Gia Long

 

Dưới triều mua Minh Mạng, một vị quan làm việc tại Phủ Nội Vụ lấy trộm hơn một lạng vàng bị phát giác. Khi tuyên án, Bộ Hình giảm từ án chém đầu xuống thành tội đi đày. Mua Minh Mạng đã…

A. Chấp nhận

B. Không chấp nhận

Đáp án chính xác là Không chấp nhận.

Tháng 5/1823, một ông quan làm việc tại Phủ Nội Vụ tên là Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng bị phát giác. Bộ Hình đưa ra xét xử vụ án. Theo điều 229 của bộ luật triều Nguyễn có đoạn viết: Kho của vua gọi là Nội Phủ, nó ở trong cấm địa của Hoàng thành. Hễ lấy trộm món gì ở đó dù nhiều hay ít đều bị tội chém đầu. Thay bằng tuyên án chém đầu Bộ Hình giảm xuống thành tội đi đày. Vụ án tâu lên, vua Minh Mạng không chấp nhận giảm án và dứt khoát hạ lệnh cho Bộ Hình đưa can phạm ra chợ Đông Ba chém đầu cho mọi người trông thấy.

Đại Nam thực lụcghi lại như sau: “Thư lại Nội Vụ Phủ là Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng… Án tâu lên, Vua dụ rằng “Khoảng năm Gia Long, bọn Nguyễn Đăng Được thông đồng với thợ bạc là Nguyễn Khoa Nguyên đúc trộm ấn giả, để trộm đổi ấn ở kho, đều xử chém ngay. Nay Hữu Diệm ở đấy cân vàng mà còn giám công diêm lấy trộm, huống chi của kho thì sao? Thế là trong mắt hắn đã không có pháp luật. Chi bằng theo đúng tội danh mà định tội để răn người khác. Lý Hữu Diệm phải giải ngay đến chợ Đông chém đầu cho mọi người biết. Hồ Hữu Thẩm phải truyền cho bọn viên lại Nội Vụ Phủ cùng đến xem, hoặc giả mắt thấy long sợ mà tự khuyên răn nhau để khỏi mắt tội, há chẳng là một phương thuốc hay cho mọi ngươi sao?” .

 

Cũng dưới triều vua Minh Mạng, năm 1834, Tuần phủ Trịnh Đường tham ô tới 1.000 quan tiền bị phát giác. Ông này bị xử như thế nào?

A. Tội trảm (chém đầu)

B. Tội giảo (thắt cổ)

Đáp án chính xác là tội giảo.

Trước kia khi quân Xiêm (Thái Lan) tiến sát tỉnh Hà Tiên, Tuần phủ Hà Tiên Trịnh Đường lấy trộm 1.000 quan tiền công của kho đem xuống thuyền chạy trốn, có nguyên án sát Đặng Văn Nguyên trông thấy. Sau khi tỉnh Hà Tiên thu phục, Trịnh Đường lại tâu tiền ở kho bị giặc lấy mất. Đến khi Tham tán Hồ Văn Khuê phát giác, chỉ đích danh tham tặc và tâu lên, vua Minh Mạng biết chuyện, rất tức giận bèn tuyên dụ: “Trịnh Đường trước đây có lỗi đã được gạt bỏ vết xấu mà lại dung. Để Hà Tiên thất thủ, tội đã kho tha thứ, lại còn dám nhân lúc ấy, lấy cắp tiền công đến 1.000 quan vội bỏ thành trì đất đai mà chạy! Bản tâm của y chính là nhằm lợi dụng lúc có giặc cướp để làm việc gian tham đó, thực đáng ghét. Nay lập tức cách chức, cho xích lại, giao Viện tiếp biện là Trần Chấn xét rõ, tâu lê ”. (Đại Nam thực lục).

Sau khi thành án, Trịnh Đường bị xử tội giảo quyết (thắt cổ cho chết ngay).

C. Tội cưu thủ (chém rồi lấy đầu đem bêu)

 

Ăn trộm của một nhà còn không tha được huống hồ ăn trộm của một huyện sao tha được” là câu nói của...

A. Trịnh Khả

Đáp án chính xác là Trịnh Khả (1403 - 1451).

Đầu đời Lê Nhân Tông, Trịnh Khả được phong hàm Nhập nội suy trung tán lí dương vũ công thần, kiêm Lỗi Giang trấn phủ quân; Thượng tướng quân, cai quản việc quân các vệ ở Tây Đạo, tước Quận thượng hầu. 

Sinh thời, ông rất ghét bọn quan lại tham ô và bọn xu nịnh, Đại Việt thông sử viết: “Viên Chủ bạ Nam Đạo là Đàm Thảo Lư ẩn lậu 4 quan tiền thuế, theo luật không đến nỗi xử tử, nhưng y đã từng vu hãm Nguyễn Thiên Tích nên ông ghét lắm, bèn quyết định ghép vào tội chết”. Viên Chuyển vận phó sứ huyện Văn Bàn là Trương Tông Ký ăn hối lộ, việc phát giác, án làm xong sắp đem chém thì tả hữu xin tha, ông nói: “Ăn trộm của một nhà còn không tha được huống hồ ăn trộm của một huyện sao tha được”.

Để kẻ bị tội tâm phục khẩu phục, Trịnh Khả lại cho tra xét lại và cuối cùng vẫn xử tội chết, điều đó khiến các quan vừa nể vừa sợ.

B. Vua Gia Long

C. Vua Tự Đức

 

Phương Chi

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh (1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Đinh Tiên Hoàng (tháng 3/924 - tháng 10/979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.

Bạn biết gì về những người treo ấn từ quan?

Bạn biết gì về những người treo ấn từ quan?

Trong lịch sử từ quan thời phong kiến có thể kể tới những vị danh nhân của đất nước như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Văn An,  Nguyễn Huy Tự, Bùi Huy Bích…

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào?

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào?

Phan Huy Ích và Phan Huy Chú có quan hệ với nhau như thế nào? Bạn còn biết những gì về hai ông và dòng họ Phan Huy?

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Phụ thân của vua Quang Trung mang họ gì?

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), tức Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là người đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Tể tướng là một chức quan cao nhất trong hệ thống quan chế của phong kiến Á Đông, sau vị vua đang trị vì.