Chu Văn An (1292–1370) là người thôn Văn, Xã Quang Liệt, nay là Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Ông được coi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực.

Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay.

Trần Nguyên Đán đánh giá về những đóng góp của ông như sau: "Nhờ có ông mà “bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu”.

Ông được Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá là ông tổ của các nhà nho nước Việt. Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".

"Làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được" - những lời này do ai nói về Chu Văn An?

A. Phan Huy Chú

Đáp án: Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: "Học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được".

B. Cao Bá Quát

C. Ngô Sỹ Liên

Trong quá trình dạy học, Chu Văn An đã soạn ra một bộ sách được coi là tập giáo trình đầu tiên bàn về bốn quyển sách qui định trong chương trình giảng dạy: Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Bộ sách này tên là gì?

A. Tứ thư thuyết ước

Đáp án: Theo tên sách ta có thể biết đây là tập giáo trình đầu tiên bàn về bốn quyển sách qui định trong chương trình giảng dạy: Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. Tiếc rằng tập giáo trình này đã bị nhà Minh lấy mất. 

B. Tứ thư bình giải

C. Kinh thư diễn nghĩa

Sau khi đỗ Thái học sinh, ông từng...

A. Ra làm quan

B. Mở trường dạy học

Đáp án: Theo Đăng khoa học bổ dị, ông thi đậu Thái học sinh (như tiến sĩ) nhưng không ra làm quan. Ông mở trường dạy học trên một cánh đồng tại làng Huỳnh Cung, giáp với thôn Văn. Học trò của ông rất đông, nhiều người thành đạt như Phạm Sư Mạnh làm tể tướng, Lê Bá Quát làm thượng thư. Ông dạy học rất nghiêm, lấy mình làm tấm gương cho học trò noi theo. Tể tướng Phạm Sư Mạnh, Thượng thư Lê Bá Quát những khi về thăm được thầy khuyên bảo, khen chê đều rất phấn khởi.

Ông từng là thầy dạy của vị vua nào?

A. Trần Minh Tông

B. Trần Hiếu Tông

Đáp án: Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai.

C. Trần Dụ Tông

Sau khi về ở ẩn tại Hải Dương, Chu Văn An từng được hai vị vua mời hồi triều làm quan nhưng ông đều từ chối. Đó là những vị vua nào?

A. Trần Minh Tông, Trần Dụ Tông

B. Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông

Đáp án: Ông được Đại Việt sử ký toàn thư chép: Dụ Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?". Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết. Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng. Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì.

C. Trần Minh Tông, Trần Nghệ Tông

Chu Văn An tên thật là gì?

A. Chu Văn An

B. Chu An

Đáp án: Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt. Sau khi mất, ông được vua Trần truy phong tước Văn Trinh công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh.

C. Chu Văn Trinh

Ngân Anh

Ai được suy tôn là nhà tiên tri số 1 Việt Nam?

Ai được suy tôn là nhà tiên tri số 1 Việt Nam?

Ông là một nhà giáo nổi tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều (Lê - Mạc phân tranh) với tính tình cương trực, mạnh mẽ cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. 

Chuyện đặc biệt về thời đi học của ông Joe Biden

Chuyện đặc biệt về thời đi học của ông Joe Biden

Tốt nghiệp Cử nhân Nghệ thuật với hai chuyên ngành chính lịch sử và khoa học chính trị, cũng như chuyên ngành phụ ngôn ngữ Anh, có bằng Tiến sĩ Luật và từng bị cáo buộc đạo văn... Bạn còn biết những gì về ông Joe Biden?