Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố.

Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ các cửa ô, tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Trong ca khúc “Tiến về Hà Nội”, nhạc sĩ Văn Cao có viết ““Năm cửa ô đón mừng/ Khi đoàn quân tiến về…” Thực tế, ngày 10/10/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản Thủ đô qua bao nhiêu cửa ô?

A. 16

B. 5

C. 2

Đáp án chính xác là C. Năm 1831, vua Minh Mạng cho thành lập “Tỉnh Hà Nội”, thì khu vực “tỉnh thành” (tức “nội thành”) ghi rõ tên (chữ Hán) và vị trí của 16 cửa ô. Cố nhạc sĩ Văn Cao, trong nhiều lần “đàm đạo”, đã nói rõ rằng ông viết lời ca của bài “Tiến về Hà Nội” với cảm hứng từ “5 cánh sao vàng” trên lá quốc kỳ. Sáng ngày 10/10/1954, với hai đường tiến binh từ mạn Tây và mạn Nam, quân ta đã về (vào) giải phóng Thủ đô, chỉ bằng và qua hai cửa ô, là: Ô Cầu Giấy (tức Ô Thanh Bảo), và Ô Cầu Dền (tức Ô Yên Thọ, Ô Thịnh Yên).

 

Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên vào ngày nào?

A. 6/10

B. 9/10

Đáp án chính xác là B. 16h ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn kiểm soát thành phố.

C. 10/10

 

Người đứng đầu chính quyền khi tiếp quản Hà Nội là ai?

A. Vương Thừa Vũ

Đáp án chính xác là A. Khi đó Thiếu tướng Vương Thừa Vũ là Chủ tịch Ủy ban Quân quản, Bác sĩ Trần Duy Hưng là phó chủ tịch.

B. Trần Duy Hưng

C. Khuất Duy Tiến

 

Thời điểm được tiếp quản, nội thành Hà Nội có các đơn vị hành chính nào?

A. 4 quận

Đáp án chính xác là A. Vào thời điểm được tiếp quản, thành phố gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố, 37.000 dân và 4 quận ngoại thành với 45 xã, 16.000 dân. Tháng 3/1958, Hà Nội bỏ 4 quận nội thành, thay thế bằng 12 khu phố. Năm 1959, Hà Nội có 8 khu phố nội thành.

B. 12 khu phố

C. 8 khu phố

 

Quận Hà Nội nào được tiếp quản đầu tiên?

A. Quảng Bá

B. Cầu Giấy

C. Văn Điển

Đáp án chính xác là C. 8h sáng ngày 6/10, quân Pháp rút khỏi quận Văn Điển. Đội Công tác ngoại thành của ta tiến vào tiếp quản. Đây là quận đầu tiên ở ngoại thành được giải phóng.

 

Bác Hồ về đến Thủ đô ngày nào?

A. 13/10

B. 15/10

Đáp án chính xác là B. Ngày 15/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội. Ngày 16/10/1954 tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian tiếp đoàn đại biểu nhân dân Thủ đô. Địa điểm đầu tiên Bác ở và làm việc trong nội thành là một văn phòng nhỏ trên gác 2 ngôi nhà của Bệnh viện Đồn Thủy.

C. 31/12

 

Sau khi tiếp quản Thủ đô, vị Giám đốc Sở nào là người duy nhất được giữ nguyên chức vụ?

A. Thẩm Hoàng Tín

B. Trần Văn Lai

C. Trần Văn Du

Đáp án chính xác là C. Ông Trần Văn Du là giám đốc Sở Trước bạ và quản thủ điền thổ. Trong số công chức lưu dung (danh từ chỉ những người làm việc dưới chế độ cũ ở lại làm việc sau ngày giải phóng thủ đô) duy nhất có ông Du được Ủy ban Hành chính Hà Nội giữ nguyên chức giám đốc Sở. Gia đình ông cũng được công nhận là “cơ sở kháng chiến”, được tặng bằng khen.

Ngân Anh

Vị vua 2 lần lên ngôi, lấy vợ Tây đầu tiên trong sử Việt

Vị vua 2 lần lên ngôi, lấy vợ Tây đầu tiên trong sử Việt

Vị vua này có đến 6 bà vợ ở các dân tộc khác nhau, trong đó có một người đến từ phương Tây.

Trạng nguyên duy nhất chưa làm quan đã mất mạng vì cơn ghen của vợ

Trạng nguyên duy nhất chưa làm quan đã mất mạng vì cơn ghen của vợ

Trong số 47 vị trạng nguyên của nước ta, đây là người duy nhất chưa kịp làm quan đã qua đời vì cơn ghen của vợ.

Vị vua nào được khen vì không nghe lời vợ?

Vị vua nào được khen vì không nghe lời vợ?

Lấy quốc gia làm trọng, không nghe theo lời vợ truyền ngôi cho con trai bất tài, kém đức. Chính vì thế vị vua này đã được sử sách khen ngợi.

Đất nước nào có 90% diện tích là cát?

Đất nước nào có 90% diện tích là cát?

Đây là một trong những quốc gia nóng và khô nhất thế giới với 90% diện tích là sa mạc.

Tại sao nguyên Tổng Bí thư lại có bí danh Đỗ Mười?

Tại sao nguyên Tổng Bí thư lại có bí danh Đỗ Mười?

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917, quê ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Bốn giai thoại ít biết về danh tướng giỏi ngoại ngữ nhất sử Việt

Bốn giai thoại ít biết về danh tướng giỏi ngoại ngữ nhất sử Việt

Sinh thời, Trần Nhật Duật là người rất giỏi ngoại ngữ, biết nhiều thứ tiếng khác nhau, kể cả của các dân tộc thiểu số trong nước, lẫn tiếng của các nước láng giềng.