1. “Cây đèn dầu lộn ngược” mà các vị sứ giả đã thấy ở Tây phương chính là gì?

A. Ngọn hải đăng

B. Đèn pin

C. Cây đèn chụp

Đáp án: Kết thúc sứ trình, ba vị sứ giả trở về quê hương, háo hức mang chuyện “đèn thắp sáng ngược, ngọn lửa chiếu xuống đất” để thuật lại cho cả triều đình nghe. Thế nhưng nghe xong, ai nấy đều phá ra cười, cho rằng sứ bộ bị lũ “bạch quỷ” phương mê hoặc, thấy chỉ toàn thứ hoang đường. Mặc cho chánh sứ Phan Thanh Giản ra sức giải thích rằng đó là cái đèn chụp, các bá quan văn võ vẫn khăng khăng lắc đầu.

D. Đèn pha ô tô

 

2. Vị vua nào nhà Nguyễn đã sai ba sứ thần đi sứ sang Pháp?

A. Vua Gia Long

B. Vua Minh Mạng

C. Vua Tự Đức

Đáp án: Vua Tự Đức trị vì đất nước trong bối cảnh Việt Nam gặp nhiều thử thách sống còn. Trên thế giới, khoa học đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh buôn bán gay gắt. Nước ta có đường bờ biển dài rất thuận tiện cho thương mại, thế nhưng các quan lại khuyên nhà vua thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Vì thế, vua Tự Đức cấm buôn bán ngày càng gắt gao hơn. Cũng có nhiều sứ thần được đi nước ngoài về, có cái nhìn mới muốn cải cách nhưng lại không có tiếng nói.

D. Vua Hàm Nghi

 

3. Năm 1858, quân Pháp tấn công vào Đà Nẵng và chiếm được nhiều tỉnh nước ta. Triều đình nhà Nguyễn đã đối phó bằng cách nào?

A. Cùng nhân dân tổ chức kháng chiến

B. Kêu gọi nhà Thanh trợ giúp

C. Cắt đất 3 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp để nghị hòa

Đáp án: Trước sức mạnh của quân Pháp, triều đình nhà Nguyễn liên tiếp bại trận, phải nghị hòa bằng cách cắt đất ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cùng đảo Côn Lôn cho giặc. Không những thế, triều đình còn chịu khoản bồi thường chiến phí lên đến 4 triệu Piastre trả dần trong 10 năm (tương đương với 288 nghìn lạng bạc). Bù lại, Pháp sẽ trả cho nhà Nguyễn tỉnh Vĩnh Long với điều kiện nhà vua phải có các biện pháp chấm dứt kháng chiến ở các tỉnh.

D. Liên quân với Xiêm để chống Pháp

 

4. Năm 1867, Pháp đánh Vĩnh Long. Tổng đốc bấy giờ là Phan Thanh Giản, cũng là quan từng đi sứ sang Pháp đã làm gì để chống giặc?

A. Gửi thư về kinh xin tiếp viện

B. Cùng dân quân đắp lũy chống giặc

C. Khuyên quân lính bỏ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện

Đáp án: Vào thời điểm ấy, Phan Thanh Giản không những không tổ chức chống giặc mà còn khuyên quân lính và các quan thủ thành đầu hàng. Bản thân ông cũng quyết định trao thành, không kháng cự với yêu cầu Pháp đảm bảo an toàn cho dân chúng. Sau khi thành mất, Phan Thanh Giản uống thuốc phiện với giấm chua tự tử.

D. Cho quân lui vào rừng, tổ chức đánh du kích

 

5. Năm 1945, tình hình Việt Nam vô cùng nguy cấp. Vị vua nào của nhà Nguyễn đã đọc “Tuyên ngôn thoái vị”, giao chính quyền lại cho mặt trận Việt Minh?

A. Vua Bảo Đại

Đáp án: Tháng 8/1945, cách mạng thành công. Mặt trận Việt Minh đứng lên lãnh đạo đất nước. Vua Bảo Đại thoái vị, gửi một bản điện tín đến Ủy ban nhân dân cứu quốc: “Đáp ứng lời kêu gọi của ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước thời khắc sinh tử của quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu. Yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế để nhận bàn giao”. Bảo Đại cũng nói: “Trẫm thà làm con dân một nước tự do, còn hơn làm Vua một nước nô lệ”. Năm 1997, Bảo Đại qua đời tại Paris, Pháp.

B. Vua Tự Đức

C. Vua Dục Đức

D. Vua Hàm Nghi

Trường Giang

Người lính từng “bẻ tên cởi giáp”, trở thành vị thần y của Đại Việt

Người lính từng “bẻ tên cởi giáp”, trở thành vị thần y của Đại Việt

 - Trong thời kỳ loạn lạc Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một người lính nhận ra bản chất tàn khốc của cuộc chiến, quyết tâm “bẻ tên cởi giáp”, theo đuổi y học để cứu người, sau trở thành bậc thần y của Đại Việt.