Câu 1: Ông là tác giả nổi tiếng với tác phẩm “Bỉ vỏ”. Ông là ai?

A. Tố Hữu

B. Nguyễn Huy Tưởng

C. Nguyên Hồng

Đáp án: Nguyên Hồng (1918-1982) sinh ra trong một gia đình công giáo ở Phố Hàng Cau, TP Nam Định. Ông mồ côi cha từ năm lên 12 tuổi, gia đình sớm sa sút. Nguyên Hồng đã trải qua nhiều đắng cay trong cuộc đời. Những nhân vật Tám Bính, Năm Sài Gòn,... trong tiểu thuyết “Bỉ vỏ” chính là tầng lớp người dưới đáy xã hội mà ông hết sức thương cảm. Nguyên Hồng cũng được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em , hai đối tượng bất hạnh giống như hình ảnh của ông và người mẹ thời thơ ấu.

D. Tô Hoài

 

Câu 2: Đâu là tác phẩm ông viết dang dở lúc cuối đời?

A. Hơi thở tàn

B. Thời kỳ đen tối

C. Thù nhà nợ nước

D. Núi rừng Yên Thế

Đáp án: Tiểu thuyết dang dở “Núi rừng Yên Thế” viết năm 1980 là tâm huyết, trăn trở lớn nhất của nhà văn Nguyên Hồng. Tác phẩm viết về cuộc khởi nghĩa của người dân vùng Yên Thế, Bắc Giang chống thực dân Pháp dưới ngọn cờ của người anh hùng áo vải Đề Thám. Năm 1993, với sự hoàn thiện bản thảo của Nguyễn Vũ Giang, con trai thứ hai của Nguyên Hồng, Hội Văn nghệ Hà Bắc đã in toàn bộ các chương đã viết xong của tập II Núi rừng Yên Thế.

 

Câu 3: Nguyên Hồng là người đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam dám ủng hộ chủ trương tinh giảm biên chế. Ông xin nghỉ hưu ở tuổi 52, sau đó cùng gia đình chuyển về sống ở đâu?

A. Thái Bình

B. Nam Định

C. Hải Phòng

D. Bắc Giang

Đáp án: Nguyên Hồng đã bỏ sổ gạo, hộ khẩu, nhà cửa đất đai Hà Nội cùng gia đình về Tân Yên, Bắc Giang sinh sống. Ông tự vỡ đất, khai hoang làm nông nghiệp mặc dù trước đây chưa một ngày làm nông dân. Hành động của ông được người đương thời đánh giá là rất dũng cảm, nhưng không kém phần ngang tàng và ngông cuồng.

 

{keywords}

Câu 4: Dù gặp phải muôn vàn khó khăn ở nơi ở mới, nhưng Nguyên Hồng vẫn sẵn sàng cho bộ đội mượn nhà để làm gì?

A. Điều trị cho thương binh

B. Làm trạm phẫu

C. Làm kho gạo

D. Cất giữ thuốc súng

Đáp án: Từ bỏ mọi tiện nghi ở chốn đô thị, Nguyên Hồng trở về Bắc Giang sinh sống và gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên ông vẫn sẵn sàng giúp đỡ mọi người bất cứ khi nào có thể. Câu chuyện về việc Nguyên Hồng bất chấp hiểm nguy cho bộ đội cất trữ thuốc súng trong nhà là một trong số đó.

 

Câu 5: Có một đam mê Nguyên Hồng cố hết sức để truyền cho con cái, đó là?

A. Đam mê với văn chương

B. Đam mê với sáng tác

C. Đam mê với đọc sách

Đáp án: Con nhà văn Nguyên Hồng nói, đọc sách là đam mê của ông và ông muốn các con mình cũng vậy. Gia đình luôn túng thiếu nhưng trong nhà vẫn có 2 tủ sách. Mỗi lần xuống Hà Nội giao bản thảo hay lấy tiền nhuận sách, ông đều mua sách về cho các con đọc. Ông yêu cầu các con cầm quyển sách để đọc không được gập lại bởi theo ông ‘làm thế như bẻ quặt cánh của con chim bồ câu’. Đọc xong ông buộc con xếp ngay ngắn, đúng chiều trên giá sách để lúc cần có thể tìm thấy ngay. Thường thì ông dịu dàng. Nhưng nếu đánh mất sách, “ông sẽ gầm lên như một con hổ”.

D. Đam mê với âm nhạc

Trường Giang

"Cây đèn dầu lộn ngược” các sứ giả triều Nguyễn thấy ở Pháp

"Cây đèn dầu lộn ngược” các sứ giả triều Nguyễn thấy ở Pháp

 - Vào cuối thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nhưng vẫn sai phái bộ đi sứ sang Pháp. Đoàn sứ giả sau khi từ nước ngoài về đã kể những điều mắt thấy tai nghe khiến vua tôi nhà Nguyễn không khỏi kinh ngạc.