Theo TS Trần Thị Bích Liễu (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội), ưu điểm của Chương trình tổng thể là có nhiều điểm mới từ tiếp cận đến mục tiêu, nội dung và cấu trúc của chương trình.

Công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
{keywords}
Học sinh học môn Lịch sử bằng cách nhập vai tái hiện sự kiện. Ảnh Lê Anh Dũng

“Dự thảo Chương trình cũng xác định được các năng lực, phẩm chất cốt lõi rất cần thiết cho công dân thế kỉ 21 và mang màu sắc VN. Hệ thống các phẩm chất và năng lực được trình bày súc tích nhưng đầy đủ, rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu".

Chương trình có sự tiếp thu sáng tạo nhiều kinh nghiệm quốc tế.

Nếu Chương trình môn học được biên soạn với những điểm mới như thế này và đảm bảo được các điều kiện thực hiện về giáo viên, cơ sở vật chất... thì chắc chắn sẽ làm thay đổi nền giáo dục Việt Nam và đào tạo những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của công dân thế kỉ 21”.

VietNamNet xin giới thiệu những góp ý của TS Trần Thị Bích Liễu cho Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Nên viết lại phần phẩm chất và năng lực chung

Tôi cho rằng nên tích hợp “Sống yêu thương”“Sống đẹp”. Lý do: Biết yêu thương luôn dẫn đến hành động đẹp và ngược lại và đây là hai phạm trù gắn bó mật thiết với nhau. Yêu tổ quốc, yêu quê hương là yêu cả con người, thiên nhiên và văn hóa và đi liền với tình yêu là hành động đẹp để bảo vệ tổ quốc, quê hương, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống và có những nghĩa cử cao đẹp, tao ra cái đẹp khi đã yêu con người, con vật, cây cỏ.

Bên cạnh đó, cần tách hoặc viết theo cách khác cụm năng lực “Giải quyết vấn đề và sáng tạo”. Đây là 2 cấp độ không đồng đẳng, vì vậy nên viết “Sáng tạo và giải quyết vấn đề sáng tạo” hoặc nên tách riêng “giải quyết vấn đề” và “sáng tạo” thành hai năng lực khác nhau.

Tôi xin giải thích cụ thể lý do của đề xuất này.

Thứ nhất, giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề có sự khác biệt, là 2 cấp độ năng lực thấp và cao khác nhau. Giải quyết vấn đề sáng tạo đồng đẳng với năng lực sáng tạo nhưng giải quyết vấn đề thì ở cấp độ thấp hơn sáng tạo.

Giải quyết vấn đề sáng tạo là một quá trình, một phương pháp, một hệ thống tiếp cận vấn đề theo một cách thức đầy sự tưởng tượng kết quả tao ra một hành động hiệu quả. Nó gồm 3 giai đoạn: Hiểu các thách thức, tạo ra các ý tưởng mới và chuẩn bị hành động; giải quyết vấn đề không đòi hỏi các giải pháp sáng tạo nhưng giải quyết vấn đề sáng tạo đòi hỏi các giải pháp mới, các ý tưởng sáng tạo.  

Thứ hai, giải quyết vấn đề sáng tạo thuộc phạm trù năng lực sáng tạo và rất cần thiết cho mọi công dân trong thế kỉ 21. Khi đã có năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thì đương nhiên có năng lực giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cần cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày vì bây giờ giải quyết một vấn đề dù nhỏ cũng có thể sử dụng các thông tin sẵn có và các phương tiện công nghệ sẵn có.

Lý do thứ ba, đó là cách trình bày về năng lực sáng tạo chưa thể hiện rõ các thành tố của năng lực sáng tạo cần được phát triển và đang có sự đảo lộn trật tự của hoạt động sáng tạo, chưa làm gắn kết với trải nghiệm sáng tạo. Tôi đề xuất viết lại.

{keywords}

{keywords}

{keywords}{keywords} 

Đề nghị trình bày lại về năng lực sáng tạo của TS Trần Thị Bích Liễu

Về năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), theo tôi cần nhấn mạnh hơn năng lực sử dụng ICT để sáng tạo vì hiện nay các sáng tạo đều chủ yếu dựa trên nền tảng ICT và nhờ ICT mà sản phẩm sáng tạo có sự tích lũy dễ dàng các kiến thức của nhiều kĩnh vực, kết hợp giữa công nghệ với nghệ thuật để sản phẩm không chỉ hữu ích, tiện lợi mà còn đẹp, hấp dẫn.

Tích hợp giờ học với các hoạt động ngoài giờ học

Ngoài tích hợp phát triển năng lực theo lĩnh vực môn học ở trong giờ học, tôi cho rằng cần tích hợp giờ học với các hoạt động ngoài giờ học (được gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo) thành một chuỗi xuyên suốt, thống nhất.

Phần này Bộ GD-ĐT trình bày còn mờ nhạt, chưa thể hiện rõ làm cho người đọc có cảm giác hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một lĩnh vực riêng biệt, khác với môn học.

Những năng lực, những hoạt động học sinh thực hiện trong giờ học cần được tiếp diễn trong các hoạt động ngoài giờ học, và những trải nghiệm học sinh học được từ các hoạt động cần được sử dụng trong các môn học.

Thời lượng phân bổ cho phát triển năng lực sáng tạo cần cụ thể là bao nhiêu giờ trong năm học. Đặc biệt, điều này cần thể hiện rõ trong chương trình môn học chi tiết mà Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng thời gian tới.

Bởi vì phát triển năng lực sáng tạo cần đến không chỉ kinh nghiệm đã được trải nghiệm mà cần đến các đầu vào, các hoạt động chuyên biệt như cần có kiến thức về môn học, về cách sáng tạo, kĩ năng vận dụng kiến thức, thông tin của một lĩnh vực chuyên biệt kết hợp với các lĩnh vực liên quan để hình thành ý tưởng mới, kĩ năng sử dụng các phương pháp, công cụ sáng tạo để giải quyết một vấn đề của một lĩnh vực cụ thể, để thực hiện ý tưởng đã hình thành. Điều này cần được học một cách bài bản qua những tiết học cụ thể và những hoạt động thực hành chuyên biệt.

Cũng về sáng tạo, thì nên viết một cách rõ ràng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm cuộc sống thực tế cho việc sáng tạo của bản thân bên cạnh vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và giúp các em phát triển các phẩm chất và năng lực đặc thù.

Ví dụ, khi trải nghiệm qua lao động giúp đỡ các gia đình khó khăn, các em có thể sử dụng kinh nghiệm đó để viết một bài văn sáng tạo hay suy nghĩ về một cách nào đó, nảy sinh ý tưởng sáng tạo để giúp đỡ họ tháo gỡ khó khăn một cách lâu dài chứ không chỉ đơn thuần đến để chia sẻ khó khăn bằng động viên, làm giúp mấy việc hay đem tặng mấy món quà... rất mang tính tạm thời...

Và với mục tiêu này thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo mới thực sự là mới. Còn nếu với các nội dung Bộ GD-ĐT trình bày thì nó mới chỉ dừng lại ở trải nghiệm, và có thể gọi những tên gọi như trước đây là hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không chỉ dừng lại ở lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật như Bộ GD-ĐT ghi trong Kế hoạch Giáo dục, mà cần cả trong lĩnh vực Khoa học Xã hội như viết sáng tạo văn học, sáng tạo lịch sử, lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật (hội họa, âm nhạc), lĩnh vực thể chất (thể dục, thể thao, sống đẹp, sống khỏe)...

Về thời lượng học: Nên định hướng cho dạy học cả ngày hoặc 2 buổi/ ngày. Vì như vậy mới đảm bảo thực hiện được các môn học và các hoạt động trải nghiệm - đây là xu thế chung của thế giới. Với thời lượng 1 buổi/ ngày, chương trình mới sẽ khó để thực hiện đủ các mục tiêu và các nội dung đã đề ra.

  • TS Trần Thị Bích Liễu