Sau đây là bài viết của TS Phạm Ngọc Thạch - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hà Nội gửi đến VietNamNet.

Mới đây, Bộ GD-ĐT đã công bố quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 (sau đây gọi tắt là Quy chế 18).

Về yêu cầu ngoại ngữ đầu vào chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới ban hành: Tôi nhận thấy yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đầu vào ở Quy chế 18 là phù hợp cho Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Quy định này ở Quy chế 18 nhất quán về trình độ ngoại ngữ với yêu cầu đầu vào ở Quy định về chuẩn chương trình đào tạo (Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT). Chuẩn chương trình đào tạo yêu cầu đầu vào trình độ tiến sĩ là có trình độ ngoại ngữ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương với trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ). Đồng thời, quy định này được chi tiết hóa trong Quy chế 18 để thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học tổ chức thực hiện tuyển sinh.

{keywords}
 

Về chứng chỉ tiếng Anh, Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2017 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 08) yêu cầu ngoại ngữ đầu vào là: chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh IELTS 5.0-6.5 và TOEFL iBT từ 45-93.

Quy chế 18 năm 2021 quy định IELTS từ 5.5 trở lên; TOEFL iBT từ 46 trở lên; Bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do các đơn vị được phép tổ chức thi; Cambridge Assessment English B2; và First/B2 Business Vantage/Linguaskill: từ 160 trở lên.

Theo website chính thức của Tổ chức Khảo thí tiếng Anh Cambridge (Cambridge Assessment English), trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) tương đương với mức điểm Cambridge từ 160 đến 180 điểm; và mức điểm IELTS 5.5-6.5. Quy chế 18 đã sử dụng cận dưới của mức điểm là IELTS 5.5.

{keywords}
 

Theo tôi, điều này cũng phù hợp với tiêu chuẩn chung cho cả nước, còn các cơ sở đào tạo có thể yêu cầu trình độ cao hơn quy định này.

Có ý kiến cho rằng, quy chế quy định đầu vào tiến sĩ là IELTS 5.5, trong khi với TOEFL iBT thì quy định 46 điểm = B2 là không chuẩn. Theo ý kiến này, hiện nay, khung tham chiếu châu Âu bậc B1 TOEFL iBT từ 42-71 điểm, B2 phải tối thiểu 72 điểm. Như vậy liệu có phải yêu cầu về ngoại ngữ cũng thấp hơn so với Quy chế trước?

Tôi đã kiểm tra tại Website của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service - ETS), so sánh thang điểm IELTS và TOEFL iBT cho thấy: 5.5 IELTS tương đương với 46-59 điểm TOEFL iBT.

Việc lựa chọn cận dưới mức điểm 46 TOEFL iBT vẫn bảo đảm tương đương IELTS 5.5. Quy chế 08 năm 2017 yêu cầu mức điểm 45 TOEFL iBT. Như vậy, nói yêu cầu về ngoại ngữ của Quy chế 18 năm 2021 thấp hơn so với Quy chế trước là không chính xác. Mà phải nói rằng, quy định thang điểm năng lực ngoại ngữ đầu vào tại Quy chế 18 năm 2021 cao hơn một chút so với Quy chế 08 năm 2017.

Mặc dù một bảng so sánh khác gợi ý trình độ B2 của CEFR tương đương với 72 điểm của TOEFL iBT, so sánh này dựa vào trình độ tiếng Anh của các nước nói tiếng Anh là Vương quốc Anh, Australia, Canada và Hoa Kỳ (Papageorgiou và cộng sự). Việc đòi hỏi ứng viên của Việt Nam đạt được mức điểm tối thiểu 72 theo thang điểm TOEFL iBT là chưa thực tế.

Ngoài ra, Quy chế 18 yêu cầu ứng viên phải đạt cấp độ 4/6 cũng tương đương với trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2014 của Bộ GD-ĐT. 

Theo tôi, chọn mức điểm như vậy là phù hợp. Bởi đây là điều kiện tối thiểu (mức sàn) và các trường có thể phát huy quyền tự chủ của mình, yêu cầu cao hơn mức yêu cầu tối thiểu của Bộ GD-ĐT. Thí dụ, các ngành đào tạo như ngành Ngôn ngữ có thể yêu cầu trình độ cao hơn như IELTS 6.0 hoặc 6.5 trong Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ riêng của mình.

{keywords}
 

TS. Phạm Ngọc Thạch - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Hà Nội

Nguyên Viện trưởng Toán học: 'Chuẩn tiến sĩ mới là nỗi hổ thẹn với thế giới'

Nguyên Viện trưởng Toán học: 'Chuẩn tiến sĩ mới là nỗi hổ thẹn với thế giới'

"Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”.

Xin phản biện 9 ý kiến ủng hộ chuẩn tiến sĩ mới của Bộ GD-ĐT

Xin phản biện 9 ý kiến ủng hộ chuẩn tiến sĩ mới của Bộ GD-ĐT

Tiến sĩ Lê Văn Út, cho rằng quy chế đào tạo tiến sĩ mới đã nới lỏng yêu cầu kết quả công bố trong luận án trước khi bảo vệ, tốc độ đào tạo tiến sĩ của Việt Nam có thể sẽ nhanh hơn trong thời gian tới.

Chuẩn đầu ra Tiến sĩ: Công nhận bài báo khoa học trên tạp chí trong nước

Chuẩn đầu ra Tiến sĩ: Công nhận bài báo khoa học trên tạp chí trong nước

Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ mới được ban hành bổ sung việc công nhận bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước đối với chuẩn đầu ra trình độ tiến sĩ.