Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Carol Dweck tại Đại học Stanford, người đã dành nhiều năm nghiên cứu mối liên hệ giữa thái độ và hiệu quả công việc.

Trong nghiên cứu lần này, bà đã đưa ra kết luận rằng thái độ làm việc có thể được dùng để dự đoán sự thành công, chứ không không phải là chỉ số IQ.

{keywords}
Tỷ phú Warren Buffett chia sẻ bí quyết theo đuổi đam mê bằng kỹ thuật 5/25: Viết ra 25 điều bạn quan tâm nhất. Sau đó gạch dần từ dưới lên đến 20. 5 điều còn lại sẽ là đam mê đích thực của bạn.

Thái độ của con người thuộc một trong 2 trạng thái cốt lõi: nhận thức cố định (fixed mindset) và nhận thức phát triển (growth mind).

Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp.

Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ mới.

Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin. Điều đó chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức. Những người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự thất bại.

Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại. Vậy người có nhận thức phát triển nghĩ gì về sự thất bại?.

Bà cho biết: “Sự thất bại là một dữ liệu, chúng ta đặt tên nó là thất bại và nhưng hơn nữa, nó còn nói với chúng ta rằng “cách làm này không được và tôi là người giải quyết vấn đề, do đó tôi sẽ cố gắng làm một cái gì đó khác hơn."

Làm thế nào để có nhận thức phát triển?

- Đừng tỏ ra bất lực
- Không ngừng theo đuổi đam mê
- Hãy hành động, đừng đợi chờ
- Không được dừng lại
- Dự đoán kết quả tích cực
- Hãy linh động
- Đừng phàn nàn khi mọi thứ không như mong muốn
- Hãy áp dụng vào những điều nhỏ nhất trong cuộc sống

  • Chí Hiếu (Lược dịch từ bài viết của tiến sĩ Travis Bradberry, đồng tác giả của cuốn sách bán chạy Emotional Intelligence 2.0 và là tác giả của nhiều chương trình huấn luyện trí tuệ cảm xúc - Theo Business Insider)