Lò Thảo Vi (2002) là người dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên tại Sơn La. 10X đang theo học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại Học viện Ngoại giao Việt Nam. Khi trúng tuyển học bổng, nữ sinh sẽ theo đuổi ngành Social Science (Khoa học Xã hội) trong thời gian học tập của mình tại Mỹ.

{keywords}
 

Chia sẻ về dự định du học, Vi cho biết ước mơ đã từng xuất hiện thoáng qua khi còn nhỏ. Vi nhớ lại câu nói của mẹ năm 4 tuổi: “Con gái mẹ mà du học Mỹ nhỉ?”. Và kỉ niệm đó đã in sâu vào tâm trí cô gái đến bây giờ. 

Lên lớp 12, Vi đã cố gắng học tiếng Anh và giành được IELTS 8.0, câu chuyện du học có vẻ khả quan. Tuy nhiên, khi nhắc đến việc đi nước ngoài, mọi người đều sửng sốt. Thời điểm đó, Vi nói chưa từng biết cô gái dân tộc Thái nào xung quanh đi du học. Thêm vào đó, bố mẹ làm công chức nhà nước, lương chỉ đủ sống nên Vi đã gác lại suy nghĩ và chọn nộp hồ sơ xét tuyển đại học.

{keywords}
 

Khi học tại Học viện Ngoại giao, ước mơ đi du học đã 1 lần nữa trỗi dậy. Thích thú với những câu chuyện của nữ giảng viên Nguyễn Thái Yên Hương - khoa Chính trị về những trải nghiệm đáng nhớ khi học tập tại Mỹ cùng lời khuyên “Đi một ngày đàng, học 1 sàng khôn”, 10X lại trăn trở về ý định du học. Với chứng chỉ IELTS 8.0 và kết quả học tập rất tốt, Vi quyết định apply học bổng Global UGRAD và giành suất đi Mỹ.

Sau khi tìm hiểu và biết tin học bổng Global UGRAD đài thọ toàn bộ chi phí du học, Vi chỉ còn khoảng 1 tháng để chuẩn bị hồ sơ. Khi đó, nữ sinh có chút rối khi không biết chuẩn bị bắt đầu từ đâu và chưa có kinh nghiệm.

Do dịch Covid-19, Vi ở quê nên tất cả hồ sơ phải chuẩn bị từ xa. Để đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ, nữ sinh mất rất nhiều thời gian.

{keywords}
 

Về phần viết luận, Vi cho biết học bổng yêu cầu 2 bài khác nhau và chỉ còn vài tuần chuẩn bị. Trong khi chưa quyết định được chủ đề, tình cờ một hôm, mẹ của Vi nói: “Giá như có thể đem chiếc áo Cóm sang Mỹ khoe với mọi người thì tốt biết bao”. Điều đó đã thôi thúc Vi nói về văn hóa của dân tộc mình. Cô gái đã chọn viết về màu sắc của quê hương, văn hóa người Thái và khao khát thay đổi bản thân và xã hội. 

Vi chia sẻ rằng người dân tộc Thái ở quê thường muốn ổn định, dẫn đến việc các bạn trẻ thiếu đi năng lượng và bó hẹp cuộc sống của chính bản thân họ. Vì vậy, cô gái muốn trở thành 1 người lãnh đạo, cùng mọi người thay đổi tư duy và phát triển văn hóa Thái trở nên cởi mở hơn. Trong bài, Vi tâm đắc nhất với câu: “Có lẽ đó là những lí do con người nơi quê hương tôi cùng dần trở nên ảm đạm như cách 1 màu chàm buồn tẻ phủ lên những dãy núi nơi đây”.

{keywords}
 

Vi đã viết bài luận bằng Tiếng Việt, sau đó nhờ 2 người bạn giỏi văn của mình chỉnh sửa giúp và tự dịch sang Tiếng Anh. Nhiều ngày liền, nữ sinh thức đến tối khuya để chỉnh sửa lại bài viết.

“Nhiều đêm mình còn mơ mặc áo Cóm ngồi trên máy bay rồi cơ” - Vi nhớ lại

Với bài luận thứ 2 về chủ đề lãnh đạo, nữ sinh kể rằng đã được truyền cảm hứng từ 1 người anh cùng tham gia trại hè. “Khi lãnh đạo, sẽ luôn có 1 người bố - đại diện cho sự cứng rắn và 1 người mẹ - đại diện cho sự mềm dẻo. Đó là cách thích hợp nhất để dẫn đầu 1 tổ chức” - Vi nói.

Khi Vòng phỏng vấn chỉ được thông báo trước 3 ngày và diễn ra trực tiếp tại Đại sứ quán, Vi đã phải thức tới sáng để luyện tập trả lời câu hỏi và tức tốc bắt xe xuống Hà Nội. Đến Vòng thứ 3, chương trình yêu cầu thí sinh phải thi TOEFL và lấy bằng chứng chỉ sau 2 tuần. 

{keywords}
 

Sau quá trình cố gắng, Vi đã trở thành 1 trong 12 đại diện từ Việt Nam nhận học bổng trao đổi học thuật toàn phần Global UGRAD 2021-2022. Chuyến bay dự kiến sẽ xuất phát vào tháng 1 năm sau.

Vi chia sẻ: “Việc du học không hề cô đơn và sự giúp đỡ của người khác không bao giờ thừa. Hơn nữa, hãy tìm hiểu về tiêu chí của học bổng có phù hợp với bản thân hay không, đừng “cố đấm ăn xôi”, biến mình trở thành ứng viên phù hợp”.

Chương trình học bổng Global UGRAD cung cấp cho sinh viên một học bổng cho một học kỳ không cấp bằng tại một trường cao đẳng hoặc đại học của Hoa Kỳ. Global UGRAD là một chương trình của Vụ Giáo dục và Văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ưu tiên cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn và chưa có điều kiện học tập tại Hoa Kỳ. Các ứng viên được chọn sẽ được tiếp xúc sâu với xã hội, văn hóa và các tổ chức học thuật của Hoa Kỳ, cũng như các cơ hội để nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Doãn Hùng

Tiến sĩ Việt trong top 5 nhà khoa học trẻ hàng đầu nước Úc

Tiến sĩ Việt trong top 5 nhà khoa học trẻ hàng đầu nước Úc

Trước khi được vinh danh là một trong 5 nhà khoa học trẻ hàng đầu nước Úc, TS Nông Ngọc Duy nói mình từng phải làm việc không dưới 80 tiếng mỗi tuần, thậm chí 14 tiếng mỗi ngày.