GS.TS. Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội cho hay, đại dịch Covid-19 mang đến những thách thức cho ngành giáo dục nhưng đồng thời cũng mở ra những cơ hội và động lực để các đơn vị giáo dục thử nghiệm những cách làm mới, nắm bắt lợi ích to lớn của công nghệ và thích ứng với sự chuyển dịch số trong ngành.

{keywords}
GS.TS. Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn

Ông Nguyễn Nhật Minh, Quản lý chiến lược kinh doanh của Facebook Việt Nam cho hay: "Chúng tôi thấy giai đoạn dịch bệnh này thực sự đã khiến cho tốc độ số hóa trong mảng giáo dục tăng trưởng và được thúc đẩy rất nhiều so với dự kiến ban đầu".

Theo ông Nguyễn Nhật Minh, tất cả những cách thức sử dụng về mạng xã hội đã được tăng lên rất nhiều trong thời gian này chứ không chỉ đơn thuần về mặt thời gian, hay là mặt giải trí mà chúng ta thường thấy trước Covid-19. Thời gian sử dụng mạng xã hội đã tăng lên rất nhiều so với thời gian trước dịch bệnh. Có rất nhiều trường học hoặc lớp học thêm đã sử dụng mạng xã hội để có thể trao đổi giữa giáo viên và học sinh về tiến độ cũng như những thông tin liên quan đến học sinh".

{keywords}
Ông Khoa Anh Việt, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin – truyền thông và học liệu của Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội

Cơ hội thúc đẩy số hóa trong giáo dục

Còn ông Khoa Anh Việt, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin – truyền thông và học liệu của Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội cho hay, trong giai đoạn dịch Covid-19, nhà trường đã sử dụng rất nhiều các công nghệ khác nhau. Ngoài hệ thống phần mềm đào tạo trực tuyến của trường (LMS) thì tùy từng cấp của trường còn sử dụng các ứng dụng Zoom, Microsoft Teams, Google Classroom, Facebook,... để phát huy tốt nhất các thế mạnh của thầy cô.

Tuy nhiên, theo ông Việt, để việc dạy học hiệu quả, ngoài quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường vẫn hỗ trợ liên tục trong quá trình thầy cô giảng dạy. “Nhiều hôm, 10h đêm, các thầy cô vẫn gọi điện thoại hỏi. Tinh thần của chúng tôi là luôn luôn trực chiến để hỗ trợ tốt nhất cho các thầy cô”.

Để đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Ngoại ngữ cũng đưa ra các kênh khảo sát trực tuyến nhằm nắm bắt phản hồi của người học. “Qua đánh giá chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin mang lại rất nhiều hiệu quả, giúp nhà trường biến nguy thành cơ và hoàn thành được nhiệm vụ năm học”, ông Việt nói.

{keywords}
Ông Phạm Giang Linh, Tổng Giám đốc Hệ thống giáo dục Học mãi.

Ông Phạm Giang Linh, Tổng Giám đốc Hệ thống giáo dục Học mãi cho hay đơn vị vốn có sẵn fanpage chính thức phục vụ việc kết nối với học sinh và phụ huynh trên cả nước. 

“Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, chúng tôi cũng sử dụng những kênh này để kết nối, hỗ trợ các trường đại học trong việc giới thiệu thông tin trường học, tuyển sinh đến với học sinh. Như vậy, học sinh có thể chỉ cần ngồi ở nhà và tiếp cận toàn bộ các thông tin tuyển sinh của các trường, qua đó xem xét môi trường nào phù hợp với khả năng, điều kiện để đưa ra các lựa chọn phù hợp”, ông Linh chia sẻ.

{keywords}
Bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT)

Bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) đánh giá, việc ứng dụng công nghệ bước đầu cho thấy những kết quả khả quan khi giúp cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh kết nối được với nhau và giúp cho việc học không bị gián đoạn. “Đây là bước đi rất tích cực mà chúng ta cần hợp tác để thúc đẩy, nâng cấp và hoàn thiện để đẩy mạnh quá trình số hóa”.

Số hóa trong giáo dục còn bao hàm cả việc các cơ sở giáo dục trên toàn quốc chuyển đổi và sử dụng các công cụ số để phát triển, hợp tác, giao tiếp, duy trì kết nối.

Theo bà Thủy, số hóa giáo dục không chỉ hữu ích cho các trường đại học ở Việt Nam mà còn cho tất cả các tổ chức giáo dục chuẩn bị cho mùa tuyển sinh và tựu trường sắp tới.

Thanh Hùng

Không chỉ vì Covid, dạy học online là ‘thứ’ không thể cưỡng lại

Không chỉ vì Covid, dạy học online là ‘thứ’ không thể cưỡng lại

Sau hơn nửa năm, vì dịch Covid-19, các trường phổ thông và đại học phải triển khai dạy học online. Hầu hết giảng viên và người học đã thừa nhận đây là xu thế không ai còn có thế cưỡng lại.